Biểu diễn nghệ thuật cung đình Huế ở Festival Huế 2014. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)

Biểu diễn nghệ thuật cung đình Huế ở Festival Huế 2014. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)

Đến thời điểm hiện tại, Festival Huế 2016 đã hoàn tất các công việc chuẩn bị cho giờ khai cuộc.

 

Ngoài các điểm diễn quen thuộc ở Đại Nội, cung An Định, bia Quốc Học, Nhà văn hoá trung tâm, Ban tổ chức cho dựng thêm 11 sân khấu lớn làm điểm công diễn các chương trình nghệ thuật có quy mô lớn.

Đặc biệt, sân khấu cho đêm khai mạc và bế mạc được thiết kế chung, hết sức hoành tráng tại Ngọ Môn. Chương trình nghệ thuật trình diễn áo dài tại bia Quốc Học, thay cho vị trí cầu Tràng Tiền trước đây cũng hết sức ấn tượng.

Diễn ra từ ngày 29/4 - 4/5, Festival Huế 2016 hướng tới kỷ niệm 720 năm Thuận Hóa-Phú Xuân-Thừa Thiên-Huế, với chủ đề "Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển".

Đây là kỳ Festival lần thứ chín được tổ chức mang tầm quốc gia và quốc tế, có sự tham gia của nhiều đoàn nghệ thuật, nghệ sỹ tiêu biểu của hàng chục quốc gia trên các châu lục, hứa hẹn mang lại một lễ hội ấn tượng có tính cộng đồng, mới lạ, hấp dẫn, khẳng định được thương hiệu Festival Huế qua nhiều lần tổ chức.

Ông Nguyễn Dung, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên-Huế, Trưởng Ban Tổ chức Festival Huế 2016 cho biết đến nay đã có trên 2.200 nghệ sỹ trong nước và quốc tế đăng ký tham gia biểu diễn tại Festival Huế 2016; trong đó, hơn 270 nghệ sỹ quốc tế đến từ 23 đoàn của 17 quốc gia, 350 nghệ sỹ đến từ 9 đoàn nghệ thuật trong nước và gần 1.600 nghệ sỹ chuyên nghiệp, bán chuyên và không chuyên.

Festival Huế 2016 có tất cả 53 lễ hội, chương trình nghệ thuật và gần 50 hoạt động hưởng ứng được chia làm 2 tour với 74 suất diễn.

Kể từ năm 2000 khi kỳ Festival Huế đầu tiên được tổ chức có sự hỗ trợ của Chính phủ Pháp và Đại sứ quán nước Cộng hòa Pháp tại Việt Nam, đến nay sau 8 kỳ tổ chức, Festival Huế luôn có sự góp mặt của các đoàn nghệ thuật của nước Pháp.

Hiện tại, Pháp vẫn là đối tác chính tại Festival Huế với 5 đoàn nghệ thuật tham gia. Đại sứ quán Pháp tại Hà Nội khẳng định các đoàn nghệ thuật “Compagnie pas Terre” (múa đương đại - hip hop) và ban nhạc “Fuzeta” (Indie rock) chính thức tham gia biểu diễn tại Festival Huế. Ngoài ra, nghệ sĩ nhiếp ảnh Sébastien Laval còn tiếp tục tham gia với triển lãm ảnh tại Festival Huế 2016.

Hai chương trình nghệ thuật lớn ở trong nước lần đầu tiên tham gia Festival Huế được thực hiện xã hội hóa đáng chú ý lần này là ngày Phật giáo Huế - Lễ hội Quảng chiếu tại Nghinh Lương Đình và chương trình Âm nhạc Trịnh Công Sơn tại công viên Trịnh Công Sơn.

Bên cạnh các chương trình nghệ thuật tiêu biểu, mang dấu ấn của những nền văn hóa khác nhau trên thế giới, tinh hoa di sản văn hóa nghệ thuật Việt Nam, đặc biệt là văn hóa Huế, Festival Huế 2016 tiếp tục tái hiện nhiều sinh hoạt cung đình độc đáo trong không gian huyền ảo của Đêm Hoàng cung, các chương trình giới thiệu tinh hoa nghệ thuật dân gian, nghệ thuật Cung đình xứ Huế, ngày hội "Khinh khí cầu", các lễ hội đường phố sôi động với sự tham gia của nghệ sỹ trong và ngoài nước.

Bà Võ Thị Ngọc Hà - Giám đốc công ty trách nhiệm hữu hạn Balloon Media CO.,LTD cho biết, Ngày hội "Khinh khí cầu" quốc tế Huế 2016 không chỉ là hoạt động thể thao mang tầm quốc tế mà còn là sản phẩm văn hóa và du lịch trong thời kỳ hội nhập. Vì vậy, Công ty muốn đem đến màu sắc mới và vị thế cho Festival Huế lần thứ IX - 2016 cũng như tạo thêm sự phong phú và đa dạng cho ngành du lịch tỉnh Thừa Thiên-Huế.

Theo kế hoạch, Ngày hội Khinh khí cầu quốc tế tại Festival Huế 2016 sẽ biểu diễn trong các ngày 4 và 5/5; gồm các nội dung như khinh khí cầu bay tự do với độ cao từ 300-500m, bán kính 5-10km; khinh khí cầu mini neo đậu tại chỗ và bay lên ở độ cao 30-50m và Ánh sáng khinh khí cầu. Đội ngũ phi công đến từ các quốc gia: Thái Lan, Hà lan, Malaysia, Thụy Sỹ, Hàn Quốc, Mỹ, Philipines.

Cùng với hoạt động này, Công ty trách nhiệm hữu hạn Balloon Media CO.,LTD còn phối hợp với các đơn vị của tỉnh tổ chức cuộc thi ảnh đẹp “Khoảnh khắc yêu thương,” cuộc thi vẽ tranh thiếu nhi “Bầu trời muôn sắc” và Ngày hội thả điều ước theo bong bóng…

Ngoài ra, trong khuôn khổ Festival Huế 2016 còn có các hoạt động văn hóa cộng đồng phong phú, đa dạng; các cuộc triển lãm, trưng bày, nghệ thuật thả diều Huế, thư pháp, các hoạt động nghệ thuật sắp đặt, nghệ thuật âm nhạc-mỹ thuật đường phố, hội thảo khoa học, hội chợ thương mại quốc tế; hoạt động thể dục thể thao, ẩm thực, tour, tuyến du lịch… làm phong phú thêm chương trình của lễ hội, hứa hẹn thu hút đông đảo khách du lịch và công chúng gần xa khám phá và trải nghiệm.../.

 

                                                               Theo báo HaNoiMoi

 

Các tin khác


Huyện Kim Bôi đẩy mạnh phong trào xây dựng đời sống văn hoá

Hưởng ứng phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, những năm qua, các cấp, các ngành, xã, thị trấn trên địa bàn huyện Kim Bôi đã cụ thể hóa bằng các hoạt động thiết thực, hiệu quả, góp phần xây dựng tinh thần đoàn kết, giúp nhau giảm nghèo bền vững, xây dựng nếp sống văn minh, môi trường văn hóa lành mạnh, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Tết Nhảy - nghi lễ truyền thống của người Dao

Đồng bào dân tộc Dao trong tỉnh gìn giữ được nhiều bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc mình, nhất là trong nghi lễ, tín ngưỡng. Trong đó, Tết Nhảy là nghi lễ quan trọng bậc nhất có từ lâu đời, phản ánh sinh động đời sống tín ngưỡng của người Dao.

Lưu giữ giá trị nền “Văn hóa Hòa Bình” nổi tiếng thế giới

Hoà Bình là vùng đất cổ, với các dải núi đá vôi chạy dọc theo hướng Đông Nam, song song với dải Trường Sơn ở phía Tây đã tạo ra nhiều bồn địa, thung lũng với hệ động, thực vật phong phú. Ngay từ thời tiền sử, con người đã sớm sinh tụ trên mảnh đất này, để lại một nền văn hóa nổi tiếng thế giới - "Văn hóa Hòa Bình" (VHHB).

Du Xuân trẩy hội Bồng Lai

Tọa lạc tại chân núi Đầu Rồng thuộc khu 3, thị trấn Cao Phong (Cao Phong), đền Bồng Lai (còn gọi là Đền Thượng Bồng Lai) nằm trong quần thể di tích quốc gia danh lam thắng cảnh hang động núi Đầu Rồng. Cùng với đền Đông Sơn nằm gần kề, ngôi đền đón người dân và du khách nô nức đến dâng hương, vãn cảnh dịp đầu năm.

Thành phố Hòa Bình: Tọa đàm giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho ĐV-TN

Ngày 21/3, Trung tâm Chính trị thành phố Hòa Bình phối hợp với Ban Tuyên giáo Thành ủy và Thành Đoàn Hòa Bình tổ chức tọa đàm "Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho đoàn viên, thanh viên” (ĐVTN) trên địa bàn thành phố. Tham dự có lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Thành ủy Hòa Bình, cấp ủy, chính quyền và đông đảo ĐVTN trên địa bàn thành phố.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục