Đội chiêng Mường phường Thái Bình (TP Hoà Bình)  biểu diễn ở các ngày lễ, hội trên địa bàn. ảnh: P.V

Đội chiêng Mường phường Thái Bình (TP Hoà Bình) biểu diễn ở các ngày lễ, hội trên địa bàn. ảnh: P.V

(HBĐT) - Xuất phát từ xuất xứ, sự gần gũi máu thịt của chiêng đối với cộng đồng dân tộc Mường ở Hoà Bình, sự ảnh hưởng và sự lan toả của không gian văn hoá chiêng Mường được thể hiện bằng tâm hồn, sức mạnh của làng Mường, đa dạng, phong phú mang sắc thái riêng. In sâu, hoà đậm trong đời sống học tập, lao động, chiến đấu của cộng đồng, làng xóm, của từng gia đình và theo suốt vòng đời của mỗi người con đất Mường.

 

Âm nhạc chiêng vang lên từ mỗi khoang nhà, trước đình, đền, miếu, trong các xóm Mường lan toả ra đồng ruộng, núi rừng ở các cuộc săn bắt cá dưới nước, muông thú trên rừng, trong lao động sản xuất. Tiếng chiêng gắn kết linh hồn con người từ khi lọt lòng, trưởng thành, cưới hỏi cho đến khi chết đi tiễn biệt linh hồn người chết về với Mường Ma. âm thanh của từng chiếc chiêng và của cả hiệp âm dàn chiêng có độ rung rất cao, bồi âm lan toả rất xa. Tiếng chiêng đập vào vách núi rồi vang vọng, lan toả trên mặt nước sông, suối.

 

Nhạc chiêng, không gian văn hoá chiêng Mường Hòa Bình hình thành từ rất sớm và được phát triển theo sự phát triển của lịch sử dân tộc. Từ những giai điệu chiêng lệnh, chiêng cộc, chiêng đi săn đến những bài chiêng phức tạp loóng 3, loóng 6, loóng 9, bông trắng, bông vàng, đi đường, đắp phai, mừng cơm mới, terool, gọi ma, đùm đim, rước đuốc, cà rồng, giáo bông, giáo hoa, bến rậm, sông bờ, chúc phúc. Những bài chiêng đã có tên riêng, nhiều khi người Mường còn gọi theo thứ tự số 1, 2, 3, 4... hoặc loóng 3, loóng 6, loóng 9 và một số bài phát triển trong các vùng Mường, đến nay đã phát hiện được trên 35 bài chiêng khác nhau. Người Mường đặt tên các bản nhạc chiêng theo 3 cách gọi khác nhau như: Căn cứ vào nội dung bài chiêng; căn cứ vào phương thức trình tấu, trình diễn bản nhạc chiêng; căn cứ vào địa danh, đặc biệt là địa danh lịch sử văn hoá của địa phương, chính vì vậy mà sự xê dịch về tên các bài chiêng là khó tránh khỏi. Một số tên các bài chiêng điển hình được tìm thấy như: Loóng 1; loóng 2; loóng 3 (sắc bùa, đánh đi và đánh lộn lại), loóng 6 (sắc bùa, đánh đi và đánh lộn lại), bông trắng bông vàng: rộn ràng, tươi vui; đi đường, leo núi: sắc bùa; đắp phai: nhịp điệu khoẻ khoắn; mừng cơm mới; gọi ma; đùm đim, rước đuốc: bắt chước tiếng chim bảng lảng, kêu ban đêm, tiếng kêu liền mạch như nước chảy và rầm rầm như lửa cháy, trong đêm tối âm u; giáo bông giáo hoa (gieo bông, gieo hoa); đi đường, đón khách; bến Rậm sông Bờ (bến chợ Rậm, chợ Bờ sông Đà, người Mường Động lại gọi là chiêng Mường Động).

 

Cùng với phương thức đánh chiêng mang tính nghệ thuật, âm nhạc. Một hai chiếc chiêng, chủ yếu là chiêng chót cao âm và chiêng Boòng beng trung âm đánh lẻ một hồi, một tín hiệu âm nhạc, một tiết và một câu nhạc đơn giản. Những hồi chiêng, tín hiệu âm nhạc, tiết nhạc, câu nhạc mang nhiều yếu tố ngẫu hứng sáng tạo ban đầu đã hình thành và định hình, định thức những bản nhạc đầu tiên với 3 âm, 4 âm một tạo thành “khung đom”.

 

Bài 6: Phương thức trình tấu chiêng Mường

 

 

                                                                                 H.L (TH)

                                                                                  (còn nữa)

 

 

Các tin khác


Gặp mặt cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ

Chiều 15/4, tại TP Việt Trì, Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì, phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Quân khu 2 và Tỉnh ủy Phú Thọ tổ chức gặp mặt các cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ. Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì cuộc gặp mặt.

Tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay cho lưu học sinh, sinh viên Lào

Ngày 15/4, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hoà Bình và Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Hoà Bình (TP Hoà Bình) phối hợp tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay năm 2024 cho các lưu học sinh, sinh viên (HS, SV) Lào đang học tập tại 2 trường. 

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên huyện Lạc Thủy

Huyện Lạc Thuỷ vừa tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên năm 2024 với chủ đề "Hát mãi khúc quân hành”. Hội diễn thu hút trên 260 diễn viên, nghệ nhân từ 10 xã, thị trấn.

Rộn ràng Lễ rước kiệu về Đền Hùng

Ngày 15/4 (tức mùng 7/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, thành phố Việt Trì (Phú Thọ), Ban Tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 tổ chức rước kiệu về Đền Hùng tri ân công đức các Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.

Nét độc đáo trong lễ hội đình Băng

Đình Băng ở xóm Băng, xã Ngọc Lâu, huyện Lạc Sơn là ngôi đình lớn, thờ thành hoàng chính là Quốc mẫu Hoàng Bà (mẹ đức thánh Tản Viên Sơn), Tản Viên Sơn thánh, ngoài ra còn thờ một số thành hoàng khác: Vua Cả, Vua Hai (thần ở mái đá làng Vành, xã Yên Phú, huyện Lạc Sơn), vua Út, Vua Ả là con gái Quốc mẫu Hoàng Bà. Đình đã được các đời vua thời phong kiến sắc phong nhưng nay thất lạc không còn.

Lan tỏa văn hóa đọc và tình yêu sách trong cộng đồng

Do tác động của công nghệ thông tin, mạng internet, các thiết bị điện tử nên đã ảnh hưởng đến việc đọc của thế hệ trẻ, lấn át văn hóa đọc truyền thống. Sau khi có Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam, các bộ, ngành, các cấp từ Trung ương đến địa phương đã chung tay đẩy mạnh phong trào đọc sách và phát triển văn hóa đọc trở thành hoạt động lớn trong tháng Tư hằng năm nhằm tôn vinh giá trị của sách trong cộng đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục