Đội chiêng Mường phường Thái Bình (TP Hoà Bình)  biểu diễn ở các ngày lễ, hội trên địa bàn. ảnh: P.V

Đội chiêng Mường phường Thái Bình (TP Hoà Bình) biểu diễn ở các ngày lễ, hội trên địa bàn. ảnh: P.V

(HBĐT) - Xuất phát từ xuất xứ, sự gần gũi máu thịt của chiêng đối với cộng đồng dân tộc Mường ở Hoà Bình, sự ảnh hưởng và sự lan toả của không gian văn hoá chiêng Mường được thể hiện bằng tâm hồn, sức mạnh của làng Mường, đa dạng, phong phú mang sắc thái riêng. In sâu, hoà đậm trong đời sống học tập, lao động, chiến đấu của cộng đồng, làng xóm, của từng gia đình và theo suốt vòng đời của mỗi người con đất Mường.

 

Âm nhạc chiêng vang lên từ mỗi khoang nhà, trước đình, đền, miếu, trong các xóm Mường lan toả ra đồng ruộng, núi rừng ở các cuộc săn bắt cá dưới nước, muông thú trên rừng, trong lao động sản xuất. Tiếng chiêng gắn kết linh hồn con người từ khi lọt lòng, trưởng thành, cưới hỏi cho đến khi chết đi tiễn biệt linh hồn người chết về với Mường Ma. âm thanh của từng chiếc chiêng và của cả hiệp âm dàn chiêng có độ rung rất cao, bồi âm lan toả rất xa. Tiếng chiêng đập vào vách núi rồi vang vọng, lan toả trên mặt nước sông, suối.

 

Nhạc chiêng, không gian văn hoá chiêng Mường Hòa Bình hình thành từ rất sớm và được phát triển theo sự phát triển của lịch sử dân tộc. Từ những giai điệu chiêng lệnh, chiêng cộc, chiêng đi săn đến những bài chiêng phức tạp loóng 3, loóng 6, loóng 9, bông trắng, bông vàng, đi đường, đắp phai, mừng cơm mới, terool, gọi ma, đùm đim, rước đuốc, cà rồng, giáo bông, giáo hoa, bến rậm, sông bờ, chúc phúc. Những bài chiêng đã có tên riêng, nhiều khi người Mường còn gọi theo thứ tự số 1, 2, 3, 4... hoặc loóng 3, loóng 6, loóng 9 và một số bài phát triển trong các vùng Mường, đến nay đã phát hiện được trên 35 bài chiêng khác nhau. Người Mường đặt tên các bản nhạc chiêng theo 3 cách gọi khác nhau như: Căn cứ vào nội dung bài chiêng; căn cứ vào phương thức trình tấu, trình diễn bản nhạc chiêng; căn cứ vào địa danh, đặc biệt là địa danh lịch sử văn hoá của địa phương, chính vì vậy mà sự xê dịch về tên các bài chiêng là khó tránh khỏi. Một số tên các bài chiêng điển hình được tìm thấy như: Loóng 1; loóng 2; loóng 3 (sắc bùa, đánh đi và đánh lộn lại), loóng 6 (sắc bùa, đánh đi và đánh lộn lại), bông trắng bông vàng: rộn ràng, tươi vui; đi đường, leo núi: sắc bùa; đắp phai: nhịp điệu khoẻ khoắn; mừng cơm mới; gọi ma; đùm đim, rước đuốc: bắt chước tiếng chim bảng lảng, kêu ban đêm, tiếng kêu liền mạch như nước chảy và rầm rầm như lửa cháy, trong đêm tối âm u; giáo bông giáo hoa (gieo bông, gieo hoa); đi đường, đón khách; bến Rậm sông Bờ (bến chợ Rậm, chợ Bờ sông Đà, người Mường Động lại gọi là chiêng Mường Động).

 

Cùng với phương thức đánh chiêng mang tính nghệ thuật, âm nhạc. Một hai chiếc chiêng, chủ yếu là chiêng chót cao âm và chiêng Boòng beng trung âm đánh lẻ một hồi, một tín hiệu âm nhạc, một tiết và một câu nhạc đơn giản. Những hồi chiêng, tín hiệu âm nhạc, tiết nhạc, câu nhạc mang nhiều yếu tố ngẫu hứng sáng tạo ban đầu đã hình thành và định hình, định thức những bản nhạc đầu tiên với 3 âm, 4 âm một tạo thành “khung đom”.

 

Bài 6: Phương thức trình tấu chiêng Mường

 

 

                                                                                 H.L (TH)

                                                                                  (còn nữa)

 

 

Các tin khác


Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Giới thiệu hai cuốn sách “Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức giới thiệu hai cuốn sách "Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”.

Báo Nhân Dân ra mắt MV Kenny G "Going Home" quảng bá du lịch Việt Nam

Chiều 19/4, Báo Nhân Dân phối hợp IB Group Việt Nam tổ chức ra mắt MV "Going Home” - một sản phẩm âm nhạc đặc biệt quảng bá du lịch Việt Nam. Trong MV, nghệ sĩ Kenny G trình diễn ca khúc Going Home tại các địa danh nổi tiếng của Thủ đô Hà Nội như Hồ Gươm, Hoàng Thành Thăng Long, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, cầu Long Biên.

Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trên địa bàn tỉnh lần thứ 3 năm 2024

Ngày 17/4, tại Nhà Văn hoá huyện Lạc Sơn, Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lạc Sơn tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trên địa bàn tỉnh lần thứ 3 năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục