Đồng chí Bùi Ngọc Lâm, Giám đốc Sở VH-TT&DL  trao cờ lưu niệm cho các gia đình tham gia Hội thi “Gia đình hạnh phúc” huyện Kỳ Sơn năm 2016. ảnh: Đ.H

Đồng chí Bùi Ngọc Lâm, Giám đốc Sở VH-TT&DL trao cờ lưu niệm cho các gia đình tham gia Hội thi “Gia đình hạnh phúc” huyện Kỳ Sơn năm 2016. ảnh: Đ.H

(HBĐT) - Sinh thời, Bác Hồ đã nói: “Nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt. Hạt nhân của xã hội là gia đình”. Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 đã xác định mục tiêu: Xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc, là tổ ấm của mỗi người là tế bào lành mạnh của xã hội, là trách nhiệm của mọi gia đình trong thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước.

 

Qua 15 năm thực hiện Quyết định số 72/2001/ QĐ-TTg ngày 4/5/2001 của Thủ tướng Chính phủ về ngày Gia đình Việt Nam, công tác gia đình tỉnh Hòa Bình đã thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, nhân dân các dân tộc tỉnh nhà đã đạt được những thành tựu quan trọng. Những năm gần đây, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ cho các gia đình đặc biệt khó khăn, gia đình có công với cách mạng, gia đình ở vùng sâu, vùng xa. Những giá trị nhân văn mới, tiêu biểu là bình đẳng giới và quyền trẻ em, vai trò của người phụ nữ trong gia đình và xã hội ngày càng được đề cao. Quyền trẻ em đã được pháp luật thừa nhận, Luật Hôn nhân và gia đình sửa đổi, Luật phòng, chống bạo lực gia đình đã được Quốc hội khoá XII, kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 21/11/2007. Việc thành lập cơ quan quản lý Nhà nước về gia đình và lấy ngày 28/6 hàng năm là ngày Gia đình Việt Nam đã khẳng định vai trò của gia đình đối với xã hội và mọi người trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước.  

Thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác gia đình, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã kịp thời ban hành những văn bản mang tính chiến lược như: Chương trình hành động số 436/CTr-TU ngày 30/5/2005 của Tỉnh ủy về việc thực hiện Nghị quyết số 47/NQ-Tư của Bộ Chính trị và Chỉ thị số 49/CT-Tư về xây dựng gia đình thời kỳ CNH, HĐH đất nước; Quyết định số 1789/QĐ-UBND ngày 6/8/2007 của UBND tỉnh về việc thực hiện Quyết định số 106/2005/QĐ-TTg ngày 16/5/2005 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược Gia đình Việt Nam giai đoạn 2005-2010 và các văn bản ban hành kế hoạch tổ chức, triển khai Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030; thành lập, kiện toàn, xây dựng quy chế tổ chức hoạt động của BCĐ Công tác gia đình tỉnh Chỉ đạo các địa phương tập trung triển khai thực hiện công tác gia đình trên diện rộng đảm bảo chất lượng, hiệu quả. Tính đến hết tháng 6/2016, toàn tỉnh có 202.563 hộ đăng ký danh hiệu gia đình văn hóa, ước đạt 77,4%; số khu dân cư đăng ký xây dựng danh hiệu văn hóa có 2.048 khu, ước đạt 66%; 1.487 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đăng ký đạt chuẩn văn hóa, ước đạt 89,5%; tỷ lệ hộ nghèo đã giảm xuống còn 13,7%  Những kết quả trên đã khẳng định sự cố gắng, bắt tay vào cuộc của cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ, đoàn thể và sự đồng tình ủng hộ, đóng góp không nhỏ của nhân dân, tạo nên một diện mạo mới trong mỗi gia đình ở khu vực nông thôn và đô thị.

Tuy nhiên, công tác gia đình hiện nay còn gặp không ít hạn chế như: Việc thực hiện Luật Hôn nhân và gia đình còn nhiều thiếu sót và bất cập. Hiện tượng tảo hôn vẫn còn tồn tại, tình trạng ly hôn, ly thân, chung sống không kết hôn, quan hệ tình dục và nạo phá thai trước hôn nhân gia tăng để lại những hậu quả nghiêm trọng về nhiều mặt đối với gia đình và xã hội. Nhiều giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của gia đình như hiếu nghĩa, thuỷ chung, kính trên nhường dưới đang có biểu hiện xuống cấp. Nạn bạo hành trong gia đình ngày càng tinh vi, tình trạng buôn bán phụ nữ và trẻ em, trẻ em bị xâm hại, lang thang kiếm sống, vi phạm pháp luật có chiều hướng gia tăng. Nhiều gia đình vẫn phải gánh chịu những hậu quả nặng nề của chiến tranh. Công tác xoá đói, giảm nghèo ở một số địa phương còn khó khăn, kết quả chưa vững chắc, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số. Việc chuyển hướng ngành nghề cho những hộ gia đình làm nông nghiệp trong quá trình đô thị hoá và phát triển công nghiệp chưa được quan tâm đúng mức.  

Trong thời gian tới, để khắc phục những hạn chế trên, BCĐ Công tác gia đình tỉnh sẽ tích cực tham mưu cho Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh ban hành chương trình hành động, kế hoạch chiến lược nhằm triển khai có hiệu quả công tác gia đình trên diện rộng. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể đối với công tác gia đình. Coi đây là một nội dung quan trọng, nhiệm vụ trọng tâm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể, các tổ chức chính trị và người đứng đầu các cơ quan, đơn vị. Lồng ghép các chỉ tiêu xây dựng và phát triển gia đình vào các chỉ tiêu phát triển KT-XH của địa phương. Nâng cao trách nhiệm quản lý, điều hành công tác gia đình, áp dụng triển khai nghiêm túc Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 trên địa bàn tỉnh. Kiện toàn, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác gia đình. Tích cực tham mưu, xây dựng các văn bản chỉ đạo chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác gia đình nhằm đảm bảo an sinh xã hội, xã hội hóa công tác gia đình. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng nhằm nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của gia đình trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Xây dựng và nhân rộng các mô hình gia đình điển hình, tiêu biểu, tạo ra phong trào gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, biểu dương kịp thời và nhân rộng các mô hình gia đình vượt khó vươn lên làm giàu chính đáng, gia đình làm kinh tế giỏi, gia đình hiếu học, gia đình trẻ hạnh phúc, gia đình nhiều thế hệ chung sống mẫu mực, chăm sóc người cao tuổi, bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em để mỗi gia đình Việt Nam thực sự là tổ ấm của mỗi người và là tế bào lành mạnh của xã hội.

 

                                                      Bùi Ngọc Lâm

                                               Giám đốc Sở VH-TT&DL 

 

Các tin khác


119 cán bộ, công chức, viên chức được bồi dưỡng tiếng dân tộc Mường

Trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình vừa tổ chức bế giảng lớp bồi dưỡng và cấp chứng chỉ tiếng dân tộc Mường cho cán bộ, công chức, viên chức khóa I, II năm 2023.

Huyện Kim Bôi đẩy mạnh phong trào xây dựng đời sống văn hoá

Hưởng ứng phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, những năm qua, các cấp, các ngành, xã, thị trấn trên địa bàn huyện Kim Bôi đã cụ thể hóa bằng các hoạt động thiết thực, hiệu quả, góp phần xây dựng tinh thần đoàn kết, giúp nhau giảm nghèo bền vững, xây dựng nếp sống văn minh, môi trường văn hóa lành mạnh, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Tết Nhảy - nghi lễ truyền thống của người Dao

Đồng bào dân tộc Dao trong tỉnh gìn giữ được nhiều bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc mình, nhất là trong nghi lễ, tín ngưỡng. Trong đó, Tết Nhảy là nghi lễ quan trọng bậc nhất có từ lâu đời, phản ánh sinh động đời sống tín ngưỡng của người Dao.

Lưu giữ giá trị nền “Văn hóa Hòa Bình” nổi tiếng thế giới

Hoà Bình là vùng đất cổ, với các dải núi đá vôi chạy dọc theo hướng Đông Nam, song song với dải Trường Sơn ở phía Tây đã tạo ra nhiều bồn địa, thung lũng với hệ động, thực vật phong phú. Ngay từ thời tiền sử, con người đã sớm sinh tụ trên mảnh đất này, để lại một nền văn hóa nổi tiếng thế giới - "Văn hóa Hòa Bình" (VHHB).

Du Xuân trẩy hội Bồng Lai

Tọa lạc tại chân núi Đầu Rồng thuộc khu 3, thị trấn Cao Phong (Cao Phong), đền Bồng Lai (còn gọi là Đền Thượng Bồng Lai) nằm trong quần thể di tích quốc gia danh lam thắng cảnh hang động núi Đầu Rồng. Cùng với đền Đông Sơn nằm gần kề, ngôi đền đón người dân và du khách nô nức đến dâng hương, vãn cảnh dịp đầu năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục