Chưa đầy 1 ngày sau khi Bộ Tư pháp Mỹ nộp đơn kháng cáo lên Tòa án phúc thẩm liên bang phản đối phán quyết của thẩm phán liên bang ngừng sắc lệnh cấm nhập cảnh công dân 7 nước, Tòa phúc thẩm Mỹ ngày 5-2 đã bác bỏ kháng cáo, đồng nghĩa với việc tiếp tục ngừng sắc lệnh cấm nhập cảnh.

 

Người dân tuần hành phản đối sắc lệnh của Tổng thống Mỹ Donald Trump trước Đại sứ quán Mỹ ở London

Tòa án phúc thẩm liên bang Mỹ nói không với Bộ Tư pháp

Tòa án phúc thẩm liên bang đã bác bỏ đơn kháng án của Bộ Tư pháp và yêu cầu bộ này và thẩm phán liên bang James Robart nộp bản tóm tắt quy phạm pháp luật trước khi tòa án này đưa ra quyết định cuối cùng. 3 thẩm phán thuộc Tòa án phúc thẩm liên bang Mỹ  gồm William Canby (do Tổng thống Jimmy Carter bổ nhiệm), Richard Clifton (do Tổng thống George W. Bush bổ nhiệm) và Michelle Friedland (do Tổng thống Barack Obama bổ nhiệm). Điều này có nghĩa là phán quyết của thẩm phán liên bang James Robart đình chỉ lệnh cấm thực hiện sắc lệnh của Tổng thống Donald Trump tiếp tục có hiệu lực. Thẩm phán Robart nhấn mạnh, việc thực thi sắc lệnh sẽ gây phương hại đến cư dân về việc làm, giáo dục, kinh doanh, quan hệ gia đình và sự tự do đi lại.

 

Sau phán quyết của thẩm phán Robart, Bộ An ninh Nội địa thông báo thực hiện thủ tục nhập cảnh theo tiêu chuẩn đã có từ trước khi có sắc lệnh của Tổng thống Donald Trump. Theo CNN, một quan chức Đại sứ quán Mỹ tại Baghdad nói rằng, người có thị thực hợp lệ của Mỹ, bao gồm cả thị thực nhập cư đặc biệt từ Iraq vẫn sẽ được phép đến Mỹ. Sắc lệnh của Tổng thống Trump vào cuối tháng 1 yêu cầu ngừng cho người tị nạn vào Mỹ trong vòng 120 ngày, cấm người tị nạn từ Syria vào Mỹ vô thời hạn và cấm công dân từ Iran, Iraq, Libya, Somalia, Sudan, Syria, và Yemen nhập cảnh Mỹ trong vòng 90 ngày. Bản thân ông Trump đã tấn công cá nhân thẩm phán Robart, chỉ trích phán quyết của ông Robart là “vô lý”, vượt quá xa quyền hạn và phá hoại quyền lực của Nhà Trắng và Quốc hội.

 

Theo Reuters, phát biểu trước phóng viên ở Florida, ông Trump nói: “Chúng tôi sẽ giành chiến thắng. Vì sự an toàn của đất nước, chúng tôi sẽ giành chiến thắng”. Đây được xem là hành động bất thường của một tổng thống khi tấn công một thành viên của cơ quan tư pháp đã được quyền hiến định kiểm tra quyền lực của hành pháp và lập pháp. Thượng nghị sĩ Dân chủ Patrick Leahy của bang Vermont tuyên bố “sự thù địch của ông Trump nhằm vào các quy tắc của luật pháp cho thấy ông không chỉ lúng túng mà còn có hành động nguy hiểm”.

 

Tuần hành phản đối sắc lệnh cấm nhập cảnh

Trong khi đó, các cuộc tuần hành phản đối sắc lệnh của Tổng thống Trump vẫn tiếp diễn tại nước Mỹ cũng như nhiều quốc gia khác. Đây là cuộc biểu tình cuối tuần thứ ba liên tiếp ở nhiều nước và là cuộc biểu tình liên tục trong tuần qua ở Mỹ. Tại thủ đô Washington của Mỹ, hàng trăm người tuần hành từ Nhà Trắng đến Đồi Capitol, nơi đặt tòa Quốc hội. Tại New York, khoảng 3.000 người tham gia tuần hành. Con số này lên đến 10.000 người tại thủ đô London của Anh, theo ước tính của các nhà tổ chức. Tuần hành cũng diễn ra ở Paris, Berlin, Stockholm và Barcelona…

 

Tại Indonesia và Philippines, sinh viên cũng đã xuống đường phản đối chính sách nhập cư Tổng thống Donald Trump trước đại sứ quán Mỹ ở Jakarta và Manila. Tại Jakarta, hàng trăm sinh viên và các nhà hoạt động từ các nhóm nhân quyền kêu gọi chính phủ Indonesia và cộng đồng quốc tế ngăn chặn sắc lệnh của Tổng thống Mỹ mặc dù Indonesia, quốc gia Hồi giáo đông dân nhất thế giới không nằm trong danh sách 7 nước bị cấm. Tuy nhiên, Indonesia là nơi có gần 14.000 người tị nạn đang tìm cách định cư tại các nước thứ ba, trong đó có Mỹ và lệnh cấm của ông Trump sẽ tác động đáng kể cơ hội của họ định cư tại Mỹ. Theo báo The Star (Malaysia), nhà hoạt động Filza Inanuma cho rằng: “Thực sự đây không chỉ là sự cấm đoán với người Hồi giáo mà còn là cuộc chiến chống lại nhân loại vì những người nhập cư hoặc tị nạn trên thế giới không chỉ từ 7 nước nằm trong danh sách cấm”.

 

                                                                            Theo SGGP

Các tin khác


Ai Cập kêu gọi tăng cường viện trợ cho phía Bắc Gaza

Theo phóng viên TTXVN tại Cairo, ngày 15/4, Bộ trưởng Ngoại giao Ai Cập Sameh Shoukry đã kêu gọi tăng cường viện trợ cho Dải Gaza, đặc biệt là ở phía Bắc, trong cuộc họp tại Cairo với Điều phối viên cấp cao về nhân đạo và tái thiết tại Dải Gaza của Liên hợp quốc (LHQ), bà Sigrid Kaag.

Sáng 15/4, giá dầu châu Á đi xuống

Trong phiên giao dịch sáng 15/4, giá dầu châu Á đi xuống, bất chấp mối lo ngại sau cuộc tấn công trả đũa của Iran nhằm vào Israel.

Liên hợp quốc tìm cách tháo ngòi “thùng thuốc súng”Trung Đông

Theo phóng viên TTXVN tại New York, chiều 14/4 (giờ địa phương), Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã tổ chức phiên họp khẩn về tình hình Trung Đông, trọng tâm là vụ Iran tấn công trả đũa Israel hôm 13/3.

Hệ thống phòng không Israel căng mình chống tên lửa, máy bay không người lái Iran

Tối 13/4, Iran đã phóng loạt tên lửa và máy bay không người lái hướng đến lãnh thổ Israel.

Hàng không Mỹ đề xuất hạn chế cấp phép cho các chuyến bay từ Trung Quốc

Theo phóng viên TTXVN tại Washington, các hãng hàng không lớn của Mỹ và một số nghiệp đoàn đang yêu cầu chính quyền Tổng thống Joe Biden ngừng phê duyệt thêm chuyến bay giữa Mỹ và Trung Quốc do chính sách "chống cạnh tranh” mà Trung Quốc áp đặt lên các hãng hàng không Mỹ.

Tình hình kinh tế đáng lo ngại ở đất nước có lạm phát cao nhất thế giới

Ngày 12/4, Viện Thống kê và Điều tra quốc gia Argentina (INDEC) cho biết, tỷ lệ lạm phát tại nước này trong tháng 3/2024 đứng ở mức 11% so với tháng trước đó.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục