Trong những tháng đầu năm nay, các nền kinh tế châu Âu tiếp tục phục hồi tích cực sau "cơn bạo bệnh" Covid-19. Tuy nhiên, nguy cơ chiến sự Ukraine kéo dài làm gián đoạn chuỗi cung ứng và thiếu hụt nguồn cung năng lượng trầm trọng đang đe dọa cản bước tăng trưởng kinh tế châu Âu.


Một trung tâm thương mại tại Budapest, Hungary. Ảnh: Reuters
 

Các nền kinh tế châu Âu, đặc biệt là Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đang trên đà phục hồi tích cực. Kết quả cuộc khảo sát của Cơ quan xếp hạng tín nhiệm quốc tế S&P Global vừa công bố cho thấy, trong tháng 4/2022, kinh tế Eurozone đã tăng tốc và đạt mức tăng trưởng cao nhất trong bảy tháng qua, bất chấp những lo ngại về lạm phát và tác động của cuộc xung đột ở Ukraine.

Trong tháng 4, Chỉ số quản lý mua hàng (PMI) của Eurozone đã tăng lên 55,8 điểm, so với mức 54,9 điểm trong tháng trước đó. PMI - thước đo quan trọng của hoạt động sản xuất, trên 50 điểm được hiểu là kinh tế tăng trưởng. Số liệu thống kê cũng cho thấy, phần lớn các nền kinh tế khác ngoài Eurozone cũng đã phục hồi tích cực trong quý I năm nay. Theo đó, nhà kinh tế trưởng của S&P Global, ông Chris Williamson, nhận định Eurozone bước vào quý II/2022 với "nền tảng vững chắc hơn kỳ vọng".

Tuy nhiên, đà phục hồi kinh tế châu Âu đang có nguy cơ chậm lại do gián đoạn chuỗi cung ứng và thiếu nguồn cung năng lượng dài hạn trong bối cảnh cuộc xung đột tại Ukraine kéo dài. Trên thực tế, việc gián đoạn chuỗi cung ứng đã tác động tiêu cực tới nhiều nền kinh tế của "lục địa già", khiến tăng trưởng của một số quốc gia bị "bỏ lại phía sau". Tại Đức, nền kinh tế lớn nhất khu vực, tốc độ tăng trưởng kinh tế đã giảm xuống mức thấp nhất trong ba tháng qua.

Báo cáo tình hình kinh tế của Bộ Kinh tế và Bảo vệ khí hậu vừa công bố cho biết, sản lượng kinh tế của Đức đã giảm mạnh sau 5 tháng tăng liên tiếp. Cụ thể, trong tháng 3, sản lượng trong lĩnh vực chế tạo đã giảm bình quân 3,9% so với tháng trước, trong đó sản lượng công nghiệp giảm 4,6%; trong tháng 4, tỷ lệ lạm phát tăng lên mức 7,4%, giá năng lượng tăng 35,3% so với cùng kỳ năm 2021. Báo cáo dự báo cuộc xung đột tại Ukraine có thể sẽ tiếp tục ảnh hưởng nặng nề đến mức tiêu dùng ở Đức trong những tháng tới.

Tại khu vực Bắc Âu, các số liệu thống kê chính thức công bố ngày 13/5 cho thấy, trong quý I/2022, nền kinh tế Na Uy và Thụy Điển đã bị suy giảm do chuỗi cung ứng bị gián đoạn. Theo số liệu của Cơ quan Thống kê quốc gia Na Uy, GDP của nước này giảm 0,6% so với quý IV/2021. GDP quý I không bao gồm sự đóng góp của các lĩnh vực sản xuất hydrocarbon và vận tải biển vốn là những ngành kinh tế mũi nhọn của Na Uy.

Trong khi đó, tại Thụy Điển, GDP quý I của nước này cũng giảm 0,4% so với quý trước đó. Đối với các ngành kinh tế của châu Âu, theo S&P Global, sản xuất ô-tô đang là lĩnh vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do tác động của cuộc xung đột ở Ukraine, với mức sụt giảm sản lượng trong tháng 4 cao hơn nhiều so với tháng 3, do tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng trở nên trầm trọng hơn.

Ngoài tác động tiêu cực đến chuỗi cung ứng, cuộc chiến Ukraine còn đặt kinh tế châu Âu trước sức ép lớn về thiếu nguồn cung năng lượng, nhất là trong bối cảnh các dự báo mới nhất cho thấy cuộc chiến nêu trên có nguy cơ kéo dài. Trong bối cảnh Liên minh châu Âu (EU) đang thúc đẩy áp đặt lệnh cấm vận mới đối với Nga liên quan xung đột tại Ukraine, Ngân hàng Tái thiết và Phát triển châu Âu (EBRD) cảnh báo việc ngừng đột ngột nhập khẩu khí đốt Nga có thể khiến các nền kinh tế mới nổi ở châu Âu, Trung Á và Bắc Phi mất đi sự phục hồi hậu đại dịch Covid-19.

Theo báo cáo của EBRD, việc ngừng nguồn cung khí đốt từ Nga sẽ là "một đòn giáng mạnh nhất" vào các nước thành viên EU vốn phụ thuộc vào Nga cả về khí đốt lẫn dầu thô như Séc, Hungary và Slovakia. EBRD cho rằng tăng trưởng GDP của khu vực sẽ giảm xuống còn 1,1% so với mức mà ngân hàng này đưa ra hồi tháng 3 là tăng trưởng 1,7%. Bộ Lao động Đức cảnh báo, việc đơn phương áp đặt cấm vận khí đốt của Nga sẽ khiến nước Đức rơi vào "một cuộc khủng hoảng kép", đó là khủng hoảng kinh tế và khủng hoảng lạm phát.

Trong khi đó, cuộc xung đột quân sự tại Ukraine đã trải qua gần ba tháng và các chuyên gia phân tích dự báo sẽ là một "cuộc chiến tranh tiêu hao lâu dài". Trong bối cảnh nêu trên, kinh tế châu Âu sẽ tiếp tục bị "đè nặng" bởi hai sức ép từ đứt gãy chuỗi cung ứng và thiếu hụt năng lượng. Thực tế này đang đặt ra yêu cầu cấp bách là các nhà lãnh đạo của "đại gia đình EU" phải sớm xây dựng một chiến lược dài hạn giúp kinh tế khu vực tìm được lối thoát hiểm.

TheoNhanDan

Các tin khác


Hệ thống phòng không Israel căng mình chống tên lửa, máy bay không người lái Iran

Tối 13/4, Iran đã phóng loạt tên lửa và máy bay không người lái hướng đến lãnh thổ Israel.

Hàng không Mỹ đề xuất hạn chế cấp phép cho các chuyến bay từ Trung Quốc

Theo phóng viên TTXVN tại Washington, các hãng hàng không lớn của Mỹ và một số nghiệp đoàn đang yêu cầu chính quyền Tổng thống Joe Biden ngừng phê duyệt thêm chuyến bay giữa Mỹ và Trung Quốc do chính sách "chống cạnh tranh” mà Trung Quốc áp đặt lên các hãng hàng không Mỹ.

Tình hình kinh tế đáng lo ngại ở đất nước có lạm phát cao nhất thế giới

Ngày 12/4, Viện Thống kê và Điều tra quốc gia Argentina (INDEC) cho biết, tỷ lệ lạm phát tại nước này trong tháng 3/2024 đứng ở mức 11% so với tháng trước đó.

Hai tham vọng lớn xung quanh cuộc cách mạng kỹ thuật số ở châu Âu

Cuộc họp không chính thức Bộ trưởng Viễn thông Liên minh châu Âu (EU) đã diễn ra trong hai ngày 11-12/4 tại thành phố Louvain-la-neuve của Bỉ.

Trung Quốc, Triều Tiên bàn cách thúc đẩy hợp tác song phương

Ngày 11/4, Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân (Nhân Đại) toàn quốc Trung Quốc Triệu Lạc Tế đã tham dự các sự kiện đánh dấu 75 năm Trung Quốc và Triều Tiên thiết lập quan hệ ngoại giao.

Nga tích cực cứu trợ nhân đạo vùng lũ lụt

Bộ Quốc phòng Nga ngày 11/4 thông báo hai máy bay vận tải Il-76 của bộ này đã vận chuyển hơn 90 tấn hàng cứu trợ nhân đạo cho người dân bị nạn ở các khu vực lũ lụt thuộc vùng Orenburg.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục