Trung Quốc sẽ khoe tàu sân bay Liêu Ninh với Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Chuck Hagel vào hôm nay 7/4, cho phép ông được tận mắt chứng kiến con tàu được xem là biểu tượng của sức mạnh quân sự ngày càng gia tăng của Bắc Kinh.

Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc.
Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc.

Ông Hagel sẽ bắt đầu chuyến thăm Trung Quốc kéo dài 3 ngày với chuyến thăm tàu sân bay Liêu Ninh tại căn cứ hải quân Yuchi ở Thanh Đảo. Giới chức cho hay ông Hagel là quan chức nước ngoài đầu tiên được mời lên thăm hàng không mẫu hạm đầu tiên của Trung Quốc.

Theo một quan chức quốc phòng cấp cao của Mỹ, chuyến thăm tàu sân bay có ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh Washington cố gắng thúc đẩy một cuộc đối thoại với giới chức cấp cao Trung Quốc nhằm giảm bớt các căng thẳng và hối thúc Bắc Kinh cởi mở hơn nữa về quân đội.

"Chúng tôi đã đề nghị chuyến thăm này và họ đồng ý", quan chức giấu tên trên cho biết.

Tàu sân bay, Liêu Ninh, "là biểu tượng cho tham vọng của hải quân Trung Quốc nhằm đẩy mạnh sức mạnh hải quân", quan chức trên nói.

Liêu Ninh từng là một tàu chiến do Liên Xô chế tạo tại Ukraine và được Trung Quốc mua về để tân trang. Công tác sửa chữa được hoàn thiện vào tháng 9/2012 trong một bước ngoặt biểu tượng cho sự mở rộng quân sự của Bắc Kinh.

Trung Quốc cũng được cho là đã bắt đầu đóng tàu sân bay thứ 2 trong số 4 chiếc được lên kế hoạch và dự kiến sẽ bắt đầu vận hành một phi đội gồm khoảng 30 máy bay trên tàu sân bay Liêu Ninh vào đầu năm tới.

Không giống các tàu sân bay của Mỹ, Liêu Ninh không phải là một tàu sân bay hạt nhân và có tầm xa ngắn hơn và cũng không có hệ thống phóng máy bay hiện đại.

Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng Liêu Ninh đã giúp củng cố hình ảnh của Trung Quốc với tư cách là một cường quốc quân sự với tầm với toàn cầu. Hàng không mẫu hạm này cũng có thể được sử dụng trong các cuộc đối đầu với các quốc gia nhỏ hơn vốn có các tranh chấp lãnh thổ với Bắc Kinh.

Cùng với Liêu Ninh, Trung Quốc cũng dành các khoản đầu tư lớn cho tàu ngầm, tên lửa chống hạm và các khí tài khác được thiết kế nhằm tăng cường sức mạnh hải quân của Trung Quốc trong một khu vực vốn bị hạm đội của Mỹ thống trị.

 

                                                                            Theo Dantri

 

Các tin khác


Triều Tiên từ chối mọi liên lạc với Nhật Bản

Bà Kim Yo-jong, Phó Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên, tuyên bố nước này sẽ từ chối mọi liên lạc với Nhật Bản.

LHQ kêu gọi Israel rút lại lệnh cấm vận chuyển thực phẩm tới phía Bắc Gaza

Ngày 26/3, người phát ngôn Cơ quan cứu trợ của Liên hợp quốc dành cho người tị nạn Palestine (UNRWA), ông Jens Laerke kêu gọi Israel rút lại lệnh cấm vận chuyển thực phẩm tới phía Bắc Gaza, khẳng định rằng người dân nơi đây đang phải đối mặt với nguy cơ chết vì đói.

Nga chiếm giữ các vị trí thuận lợi ở khu vực Donetsk

Hôm 25/3, Bộ Quốc phòng Nga cho biết lực lượng nước này đã chiếm giữ được các vị trí thuận lợi ở khu vực Donetsk.

Xung đột Hamas-Israel: HĐBA LHQ thông qua nghị quyết yêu cầu ngừng bắn ngay lập tức tại Gaza

Theo phóng viên TTXVN tại New York, ngày 25/3, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã lần đầu tiên thông qua nghị quyết yêu cầu ngừng bắn tại Gaza.

Israel cân nhắc cho phép dân thường Palestine trở lại miền Bắc Gaza

Ngày 24/3, Israel đã phát đi tín hiệu về khả năng cho phép những người Palestine phải đi lánh nạn có thể trở về nhà tại khu vực miền Bắc Dải Gaza. Đây cũng là một phần của tiến trình đàm phán nhằm thiết lập lệnh ngừng bắn tại khu vực này.

Vụ tấn công tại Moskva: Hai nghi phạm bị buộc tội khủng bố

Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, Ủy ban Điều tra Liên bang Nga ngày 24/3 đã đưa ra các cáo buộc đối với 2 người đàn ông bị tình nghi tham gia vụ tấn công khủng bố Nhà hát Crocus City Hall hôm 22/3.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục