Một người phụ nữ tin rằng chị gái mình có mặt trên chuyến bay MH17 nức nở khóc trong khi chờ đợi thêm thông tin về chiếc máy bị rơi, tại sân bay quốc tế Kuala Lumpur, Malaysia. (Ảnh: Reuters)

Một người phụ nữ tin rằng chị gái mình có mặt trên chuyến bay MH17 nức nở khóc trong khi chờ đợi thêm thông tin về chiếc máy bị rơi, tại sân bay quốc tế Kuala Lumpur, Malaysia. (Ảnh: Reuters)

Người thân của các hành khách trên chuyến bay MH17 trong tâm trạng rối bời đã đổ dồn về hai sân bay tại Amsterdam (Hà Lan) và Kuala Lumpur (Malaysia), sau khi hay tin chiếc máy bay xấu số của hãng hàng không Malaysia bị rơi ở miền đông Ucraina ngày 17-7.

 

Tại sân bay Schiphol ở Amsterdam (Hà Lan), những người thân của các hành khách trên chiếc máy bay xấu số đã đi nhanh vào một nhà hàng của sân bay, với sự bảo vệ chặt chẽ khỏi đám đông nhà báo. Sau đó họ đã lên những chiếc xe buýt và đến một địa điểm không rõ.

Rất nhiều người đã bị sốc trước thông tin gia đình và bạn bè của họ trên chuyến bay MH17 bị rơi, chỉ bốn tháng sau khi chuyến bay MH370 cũng của hãng hàng không Malaysia Airlines biến mất trên hành trình từ Kuala Lumpur tới Trung Quốc với 239 hành khách trên máy bay.

“Đây không phải là sự thật”, Alicia de Boer nói trong một bình luận trên Facebook khi có thông tin cho rằng người bạn của mình là Cor Pan, một nam thanh niên người Hà Lan, có mặt trên chuyến bay MH17.

Người thân hành khách trên chuyến bay MH17 lên một chiếc xe buýt để di chuyển đến một địa điểm riêng biệt, tại sân bay Schiphol, Hà Lan, ngày 17-7-2014. (Ảnh: Reuters).

Các lá cờ của Hà Lan đã được treo rủ trên khắp nước và tại các Đại sứ quán của nước này trên toàn thế giới, sau khi có thông tin xác nhận 154 người mang quốc tịch Hà Lan có mặt chuyến bay MH17.

“Tôi vô cùng đau buồn khi nhận được thông tin khủng khiếp này”, nhà vua Hà Lan, Willem-Alexander, nói trong một thông cáo.

Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte cũng đã bày tỏ ông “vô cùng sốc” trước thảm kịch này trong khi Bộ trưởng Nội vụ Hà Lan Ivo Opstelten nói “những hình ảnh tôi được nhìn thấy thật khủng khiếp”.

Phó Chủ tịch hãng hàng không Malaysia Airlines, Huib Gorter, phát biểu trong một cuộc họp báo tại Schiphol cho biết, một chiếc máy bay sẽ đưa người thân của các nạn nhân tới Ucraina để thăm khu vực máy bay bị rơi nếu họ có nguyện vọng được đến đó.

Trong khi đó, tại sân bay quốc tế ở Kuala Lumpur (Malaysia), người thân của 43 người mang quốc tịch Malaysia, bao gồm cả 15 thành viên phi hành đoàn, đã tập trung ngày một đông yêu cầu được biết thêm thông tin về vụ việc.

Bà Akmar Mohd, một người có chị gái trên chuyến bay MH17 nức nở cho biết, chị gái của bà đang trên đường trở về để đoàn tụ cùng gia đình nhân kết thúc tháng ăn chay Ramadan của người Hồi giáo.

“Chị ấy đang trên đường trở về từ Geneva để đoàn tụ cùng chúng tôi lần đầu tiên sau 30 năm”, bà Akmar nói trong khi đang chờ đợi hãng hàng không Malaysia Airlines giải thích chuyện gì đã xảy ra với chiếc máy bay xấu số.


Nhiều người đến đặt hoa và nến trước Đại sứ quán Hà Lan, ở Thủ đô Kiev (Ucraina), để tưởng niệm các nạn nhân xấu số. (Ảnh: AFP).

Chuyến bay của MH17 của hãng hàng không Malaysia Airlines trên đường bay từ Amsterdam (Hà Lan) đến Kuala Lumpur (Malaysia) đã biến mất khỏi màn hình radar trước khi bị rơi với 298 người trên máy bay tại miền đông Ucraina.

Vụ rơi máy bay MH17 là mất mát lớn thứ hai về người của Hà Lan trong một thảm họa hàng không, kể từ sau vụ hai máy bay Boeing 747 đâm nhau trên đường băng sân bay Tenerife, thuộc quần đảo Canaria của Tây Ban Nha, làm 238 người mang quốc tịch Hà Lan thiệt mạng.

 

                                                                             Theo Báo ND

 

 

Các tin khác


ASEAN tăng cường hợp tác về sở hữu trí tuệ

Ngày 22/4, tại thành phố Đà Nẵng, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) tổ chức cuộc họp lần thứ 72 Nhóm Công tác về Hợp tác Sở hữu trí tuệ các nước ASEAN (AWGIPC 72) và các sự kiện bên lề. Hoạt động nhằm thực hiện nghĩa vụ của nước thành viên ASEAN trong hợp tác ASEAN về sở hữu trí tuệ.

Tương lai không còn ''ô nhiễm trắng''

"Ngay trong ngôi nhà của mình, bạn có thể thấy rất nhiều thứ, từ vỏ bọc thực phẩm, chậu hoa cho đến các loại dụng cụ, đều bằng nhựa. Nhựa sẽ đi đâu sau khi không được sử dụng nữa? Chúng không bị phân hủy. Kể cả khi được chôn lấp, nhựa vẫn tồn tại hàng trăm năm và các hạt vi nhựa sẽ làm ô nhiễm hệ sinh thái xung quanh".

Tổng tham mưu trưởng IDF phê duyệt kế hoạch tiếp tục chiến dịch ở Gaza

Tổng Tham mưu trưởng Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF), Trung tướng Herzi Halevi đã phê duyệt các kế hoạch tiếp tục cuộc chiến chống lực lượng Hamas ở Dải Gaza.

Nổ súng vào đám đông dự tiệc ở Mỹ, ít nhất 2 người thiệt mạng

Ít nhất 2 người đã thiệt mạng và 6 người khác bị thương trong vụ nổ súng tại một bữa tiệc đường phố ở thành phố Memphis, bang Tennessee của Mỹ.

Ít nhất 58 người đi dự đám tang thiệt mạng trong vụ lật thuyền ở CH Trung Phi

Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, ngày 20/4, giới chức địa phương cho biết ít nhất 58 người đi dự đám tang đã thiệt mạng sau khi chiếc thuyền chở quá tải của họ bị lật úp ở thủ đô Bangui của Cộng hòa Trung Phi trước đó một hôm.

Panama hồi hương nhiều cổ vật thời kỳ tiền Colombo

Phóng viên TTXVN tại châu Mỹ dẫn thông báo ngày 19/4 của Bộ Văn hóa Panama (Micultura) cho biết cơ quan này đã thu hồi thành công 36 cổ vật có từ thời kỳ tiền Colombo từ các nhà sưu tập cá nhân tại Italia và Mỹ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục