Tái thiết tại vùng đông bắc Nhật Bản.

Tái thiết tại vùng đông bắc Nhật Bản.

Ngày 11-3-2015 đánh dấu kỷ niệm bốn năm ngày xảy ra trận động đất mạnh 9 độ rích-te kéo theo sóng thần ở Nhật Bản cướp đi sinh mạng của khoảng 19 nghìn người và phá hủy khu vực đông bắc nước này. Bằng sự đoàn kết và ý chí kiên cường, bằng những nỗ lực không mệt mỏi, người dân Nhật Bản đang từng bước hồi sinh những "vùng đất chết", dù công cuộc tái thiết là quá trình lâu dài và gian khó.

 

Những ngày qua, các hoạt động tưởng niệm nạn nhân xấu số trong thảm họa kép ngày 11-3-2011 không chỉ diễn ra tại Nhật Bản, mà còn ở nhiều nước trên thế giới. Ngoài các hoạt động tổ chức tại các làng mạc và thị trấn chịu ảnh hưởng trực tiếp của thảm họa thiên tai năm 2011, một buổi lễ tưởng niệm trang trọng cũng diễn ra ở Thủ đô Tô-ki-ô, với sự tham gia của Nhà vua A-ki-hi-tô và Hoàng hậu, cùng các thành viên cấp cao của Chính phủ Nhật Bản. Tại dải Ga-da, Ðức và một số quốc gia khác, nhiều hoạt động được tổ chức với thông điệp tưởng nhớ những nạn nhân xấu số tại Nhật Bản và thể hiện tình đoàn kết của nhân dân các nước đối với nhân dân Nhật Bản. Cảnh sát Nhật Bản cho biết, thảm họa kép năm 2011 đã làm 15.891 người chết và 2.584 người hiện vẫn mất tích. Bên cạnh những mất mát về người, thảm họa cũng đã để lại hậu quả nghiêm trọng về kinh tế cho đất nước Nhật Bản, trong đó đáng chú ý là sự cố rò rỉ phóng xạ tại Nhà máy điện hạt nhân Phư-cư-si-ma số 1, buộc Chính phủ nước này phải ngừng hoạt động của gần 50 lò phản ứng hạt nhân trên cả nước nhằm ngăn chặn nguy cơ mất an toàn điện hạt nhân và tác động xấu đối với môi trường. Hiện hơn 80 nghìn người sống sót sau thảm họa vẫn phải ở trong các nhà tạm, trong khi gần 230 nghìn người, chủ yếu sống ở Phư-cư-si-ma, phải sơ tán.

Trong bốn năm qua, thế giới đã chứng kiến sự đoàn kết và can trường hiếm thấy của người dân Nhật Bản vượt qua nỗi đau mất mát nỗ lực tái xây dựng cuộc sống mới ở nơi thảm họa đi qua, nhiều công trình quy mô lớn như bệnh viện hoặc nhà trẻ đã hoàn thành. Khoảng 20 triệu tấn rác và mảnh vỡ từ nhà cửa, tàu bè bị hư hại sau sóng thần đã được dọn sạch; nhiều thị trấn mới trên nền đất cao hơn, sử dụng năng lượng tái sinh đã và đang được khởi công xây dựng. Thủ tướng Nhật Bản S.A-bê tuyên bố, công cuộc tái thiết ở vùng thảm họa đi qua hiện đã bước sang giai đoạn mới. Chính phủ sẽ cung cấp sự hỗ trợ tốt nhất, giúp những người sống sót sau thảm họa tự vươn lên. Ðến nay, chính quyền Tô-ki-ô đã phân bổ ngân sách 250 tỷ USD cho kế hoạch tái thiết năm năm ở các vùng trung tâm thảm họa. Hơn 50% trong tổng số khoảng 3.500 doanh nghiệp ở các vùng đông bắc Nhật Bản đã đạt mốc doanh số tương đương giai đoạn trước thiên tai, trong đó ngành xây dựng đạt tăng trưởng cao nhất so những nhóm ngành khác. Nhiều công trình xây dựng ở vùng Tô-hô-cu, khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất sau thảm họa kép năm 2011, đang được xây dựng và hoàn thiện. Cơ quan xây dựng Nhật Bản đã phục hồi hơn 300 trong tổng số 319 cảng ven biển. Theo kế hoạch, trong năm 2015 này, hàng loạt công trình xây dựng ở vùng ven biển tiếp tục được khởi công xây dựng. Trợ cấp từ chính phủ trung ương và địa phương là động lực khuyến khích doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động tái thiết ở các tỉnh Phư-cư-si-ma, Ai-oa-tê và Mi-gia-gi. Số lượng công xưởng mà các công ty thành lập ở ba địa phương này đã tăng gấp hơn hai lần so năm 2010. Chính phủ cũng dành khoảng 90 triệu USD thực hiện chương trình cải tạo đất cho các vùng đất nhiễm mặn, phục hồi nông nghiệp ở các địa phương bị thiên tai tàn phá. Hiệp hội nghề cá Nhật Bản cho biết, tính đến tháng 2 vừa qua, khoảng 50% các công ty thủy sản ở các tỉnh A-ô-mô-ri, Ai-oa-tê, Mi-gia-gi, Phư-cư-si-ma và I-ba-ra-ki báo cáo năng lực sản xuất phục hồi 80% so mức trước thiên tai. Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) đánh giá, Nhật Bản đã đạt những bước tiến đáng kể trong việc khắc phục sự cố hạt nhân sau thảm họa kép, tuy nhiên tình hình tại khu vực bị ảnh hưởng vẫn diễn biến phức tạp. Các chuyên gia của IAEA cam kết tiếp tục hỗ trợ Nhật Bản duy trì an toàn ở mức cao nhất trong quy trình tiêu hủy nước nhiễm độc.

Với những nỗ lực tự thân rất lớn và sự chung tay góp sức của cộng đồng quốc tế, nhiều "vùng đất chết" ở miền đông bắc Nhật Bản đã được hồi sinh. Tuy nhiên, để có thể đưa cuộc sống của người dân nơi đây trở lại như trước, đòi hỏi rất nhiều thời gian và nỗ lực vượt bậc, trong đó đáng kể nhất là việc kiểm soát lượng nước phóng xạ bị rò rỉ tại khu vực Nhà máy điện hạt nhân Phư-cư-si-ma số 1 cũng như tái định cư cho hàng trăm nghìn người chưa có nơi ở ổn định.

 

 

                                                                          Theo Báo ND

 

 

 

Các tin khác


Nga: Nước lũ dâng nhanh, trên 125.000 người phải sơ tán

Ngày 16/4, giới chức Nga cho biết mực nước trên các con sông ở khu vực giao giữa dãy núi Ural và Tây Nam Siberia của nước này tiếp tục dâng nhanh, khiến hàng trăm ngôi nhà chìm trong biển nước, người dân rơi vào cảnh mất điện và phải sơ tán khẩn cấp.

Ai Cập kêu gọi tăng cường viện trợ cho phía Bắc Gaza

Theo phóng viên TTXVN tại Cairo, ngày 15/4, Bộ trưởng Ngoại giao Ai Cập Sameh Shoukry đã kêu gọi tăng cường viện trợ cho Dải Gaza, đặc biệt là ở phía Bắc, trong cuộc họp tại Cairo với Điều phối viên cấp cao về nhân đạo và tái thiết tại Dải Gaza của Liên hợp quốc (LHQ), bà Sigrid Kaag.

Sáng 15/4, giá dầu châu Á đi xuống

Trong phiên giao dịch sáng 15/4, giá dầu châu Á đi xuống, bất chấp mối lo ngại sau cuộc tấn công trả đũa của Iran nhằm vào Israel.

Liên hợp quốc tìm cách tháo ngòi “thùng thuốc súng”Trung Đông

Theo phóng viên TTXVN tại New York, chiều 14/4 (giờ địa phương), Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã tổ chức phiên họp khẩn về tình hình Trung Đông, trọng tâm là vụ Iran tấn công trả đũa Israel hôm 13/3.

Hệ thống phòng không Israel căng mình chống tên lửa, máy bay không người lái Iran

Tối 13/4, Iran đã phóng loạt tên lửa và máy bay không người lái hướng đến lãnh thổ Israel.

Hàng không Mỹ đề xuất hạn chế cấp phép cho các chuyến bay từ Trung Quốc

Theo phóng viên TTXVN tại Washington, các hãng hàng không lớn của Mỹ và một số nghiệp đoàn đang yêu cầu chính quyền Tổng thống Joe Biden ngừng phê duyệt thêm chuyến bay giữa Mỹ và Trung Quốc do chính sách "chống cạnh tranh” mà Trung Quốc áp đặt lên các hãng hàng không Mỹ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục