(HBĐT) - Huyện Đà Bắc có địa bàn rộng, dân cư sinh sống dọc các chân núi nên phân tán, cách trở. Đời sống còn nhiều khó khăn, mặt bằng dân trí không đồng đều nên vấn đề tiếp cận pháp luật còn nhiều hạn chế. Những năm qua, huyện Đà Bắc chú trọng tuyên truyền, phổ biến pháp luật, phối hợp với các cơ quan, đơn vị trợ giúp pháp lý cho bà con đến các thôn, bản.

 

Phụ nữ xã Tu Lý tham gia buổi tư vấn về Luật Đất đai do Viện Tư vấn phát triển KT-XH nông thôn và miền núi (CISDOMA) phối hợp với UBND huyện Đà Bắc tổ chức.

 

Đồng chí Xa Thị Ngọc, Trưởng phòng Tư pháp huyện Đà Bắc cho biết: Ngoài những khó khăn về đi lại, địa hình chia cắt, đời sống kinh tế, ở nhiều thôn, xóm thuộc các xã vùng sâu, vùng xa của huyện chưa được phủ sóng điện thoại, chưa có internet. Do đó, bà con có ít điều kiện để tiếp cận với pháp luật nên sự hiểu biết còn nhiều hạn chế. Trước những khó khăn đó, chúng tôi đã phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể và Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh đẩy mạnh phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) bằng nhiều hình thức. Trong đó, việc PB GDPL được lồng ghép tại các hội nghị, thông qua cuộc thi tìm hiểu pháp luật, tờ gấp pháp luật và tủ sách pháp luật. Ngoài ra, việc tuyên truyền về pháp luật thông qua dòng họ tự quản cũng đạt được kết quả thiết thực và được nhân rộng, điển hình là dòng họ Xa ở xã Mường Chiềng và thị trấn Đà Bắc.

 

Theo đồng chí Trưởng phòng Tư pháp huyện, ngoài tập trung tuyên truyền về Hiến pháp năm 2013, Bộ luật Dân sự, Luật BHXH, Luật Trợ giúp pháp lý, Luật Hộ tịch và các văn bản hướng dẫn thì Luật Hôn nhân và Gia đình đặc biệt được chú trọng tuyên truyền đến bà con. Bởi lẽ,  huyện có nhiều bà con dân tộc thiểu số, do còn tồn tại những phong tục, tập quán lạc hậu và nhận thức pháp luật hạn chế nên nạn tảo hôn có xu hướng gia tăng. “Để tuyên truyền, PB GDPL đạt hiệu quả cao, chúng tôi sẽ dựa vào kết quả rà soát những vấn đề mà bà con ở địa phương đang quan tâm do đồng chí cán bộ Tư pháp – hộ tịch ở xã đó tổng hợp”, đồng chí Trưởng phòng Tư pháp huyện cho biết thêm.

 

Tính từ đầu năm đến nay, các cấp, ngành của huyện đã tổ chức được 89 hội nghị, trong đó, cấp huyện 12, cấp xã 77 hội nghị được tổ chức tại xã và các cụm dân cư, qua đó đã tuyên truyền, PBGDPL cho 11.407 lượt người. Phòng Tư pháp của huyện đã phối hợp với Trung tâm Trợ giúp pháp lý tỉnh tổ chức các buổi trợ giúp pháp lý lưu động tại 10 xã gồm: Trung Thành, Đoàn Kết, Yên Hòa, Đồng Nghê, Tân Pheo, Đồng Chum, Mường Chiềng, Tân Minh, Vầy Nưa và Tiền Phong với tổng số 976 người đến dự. Trong đó, trung tâm chú trọng trợ giúp cho các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn và đối tượng chính sách.

 

Từ những kết quả đã đạt được, đồng chí Xa Thị Ngọc, Trưởng phòng Tư pháp huyện Đà Bắc nhấn mạnh: Trong thời tới, công tác tuyên truyền, PBGDPL và trợ giúp pháp lý tiếp tục được đẩy mạnh đến các thôn, bản đời sống kinh tế còn khó khăn và trong trường học. Để đạt được kết quả cao, phòng sẽ phối hợp chặt chẽ hơn nữa với các ban, ngành, đoàn thể và đa dạng về hình thức truyền tải.

 

                                                                                 Viết Đào

Các tin khác


Huyện Lạc Thủy: Chủ động trong công tác kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật

Những năm qua, công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật được huyện Lạc Thủy chủ động triển khai thực hiện tương đối đồng bộ, có hiệu quả, góp phần quan trọng trong việc quản lý nhà nước, triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng.

Công an huyện Cao Phong: Nắm chắc địa bàn để đảm bảo an ninh trật tự

Những năm qua, với vai trò nòng cốt trong công tác đảm bảo an ninh trật tự (ANTT), căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương, Công an huyện Cao Phong luôn chủ động nắm chắc tình hình, tăng cường các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm và tệ nạn xã hội, góp phần đảm bảo trật tự an toàn xã hội, mang lại cuộc sống bình yên cho nhân dân.

Công an huyện Kim Bôi xử lý nhóm thanh thiếu niên gây rối trật tự công cộng

Đêm 13/4, tổ công tác Đội Cảnh sát giao thông, trật tự - Công an huyện Kim Bôi trong quá trình tuần tra kiểm soát phát hiện một nhóm thanh thiếu niên điều khiển xe mô tô tốc độ cao, không đội mũ bảo hiểm cầm theo hung khí nguy hiểm (dao phóng lợn) đi theo tuyến đường 12B từ xã Tú Sơn đến thị trấn Bo (Kim Bôi) gây hoang mang cho người đi đường và ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự.

Nâng cao chất lượng kiểm sát án dân sự

Những năm qua, Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) hai cấp tỉnh quan tâm đổi mới công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ, việc dân sự, hôn nhân - gia đình (HNGĐ). Đồng thời, nâng cao chất lượng phát biểu của kiểm sát viên (KSV) tại phiên tòa, bảo đảm đúng pháp luật.

Tập trung làm tốt công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản

Là địa bàn có nhiều loại tài nguyên khoáng sản (TNKS) có giá trị, thời gian qua, với sự vào cuộc đồng bộ, quyết liệt của cả hệ thống chính trị, công tác quản lý TNKS và khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh được tăng cường, từng bước đi vào nền nếp. Từ đó góp phần giữ vững ổn định an ninh trật tự cũng như đem lại hiệu quả KT-XH cho địa phương.

Bắt tạm giam Chủ tịch và Kế toán UBND thị trấn An Châu (Bắc Giang)

Ngày 17/4, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an huyện Sơn Động (tỉnh Bắc Giang) ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt tạm giam bị can, lệnh khám xét nơi ở, làm việc đối với Nguyễn Văn Quang, Chủ tịch UBND thị trấn An Châu; Vi Thị Thắm, Kế toán UBND thị trấn An Châu để điều tra về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục