Huyện Cao Phong hiện có 1.336 mô hình trang trại, vườn rừng do CCB làm chủ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: Lãnh đạo Hội CCB huyện Cao Phong thăm mô hình trồng cam của CCB Nguyễn Thị Thanh ở TT Cao Phong.

Huyện Cao Phong hiện có 1.336 mô hình trang trại, vườn rừng do CCB làm chủ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: Lãnh đạo Hội CCB huyện Cao Phong thăm mô hình trồng cam của CCB Nguyễn Thị Thanh ở TT Cao Phong.

(HBĐT) - Trong không khí rộn ràng của những ngày cuối năm, chúng tôi đã có dịp được gặp và trò chuyện với những CCB ở một số huyện, thành phố trong tỉnh và lưu giữ trong ký ức những hình ảnh đẹp, nhân văn về họ. Đó là những con người bình dị, mỗi người một hoàn cảnh nhưng với nghị lực, dám nghĩ, dám làm, những người CCB đã vươn lên làm giàu chính đáng ngay trên mảnh đất quê hương mình, phẩm chất “bộ đội Cụ Hồ” lại tỏa sáng trong cuộc sống đời thường, góp phần đưa quê hương Hòa Bình phát triển ngày càng giàu đẹp.

 

Ấn tượng đầu tiên của chúng tôi về CCB Hoàng Văn Chiến ở xóm Rụt, xã Tân Vinh (Lương Sơn) là hình ảnh của người nông dân hiền lành, chất phác. ông được xem là một trong những tấm gương điển hình trong phong trào CCB vượt khó sản xuất giỏi của huyện. Sau cái bắt tay thân mật, ông Chiến niềm nở kể: Sau 4 năm tham gia nghĩa vụ quân sự tại chiến trường biên giới Tây Nam, năm 1990, tôi trở về quê hương với cơ thể không còn lành lặn (thương binh hạng 2/4). Những mảnh đạn trong cơ thể thường tái phát, đau đớn như muốn đánh ngục cuộc sống hiện tại khiến tôi gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt, cuộc sống... Với tâm huyết và tinh thần của người lính Cụ Hồ, ông đã không đầu hàng số phận, nỗ lực lao động sản xuất trên mảnh đất hoang sơ. Năm 1997, khi Nhà nước có chủ trương trồng rừng, phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, ông làm đơn xin nhận đất đồi để phát triển mô hình trồng rừng kết hợp với chăn nuôi gia súc, gia cầm. Nhìn 15, 88 ha đất được chính quyền cho khai thác, ông tự nhủ phải biến khu đồi cỏ dại mọc um tùm này thành nơi có giá trị kinh tế. Những ngày sau đó, một mình ông cần mẫn đào ao, đắp bờ để nuôi cá và kết hợp chăn nuôi để lấy ngắn nuôi dài. Khi Nhà nước có chủ trương hỗ trợ giống cây trồng cho người dân, gia đình ông nhận 800 cây luồng và hơn 10.000 cây keo để trồng rừng. Những ngày đầu quả lắm gian nan, cuộc sống gia đình khốn khó trăm bề, vết thương cũ lúc trái gió, trở trời vẫn tái phát nhưng không ngăn được ý chí của người lính Cụ Hồ với tinh thần “thương binh tàn, nhưng không phế”. Mặc cho nắng, gió, ông quên đi thương tật cùng vợ con khai phá đất trồng rừng. Sau những năm tháng vất vả chăm sóc vườn rừng, sự cần cù vượt khó, dám nghĩ, dám làm của ông đã được đền đáp, giá trị kinh tế từ chăn nuôi kết hợp trồng rừng đã cho kết quả khả quan. Năm 2006 (trừ chi phí), gia đình ông thu về gần 300 triệu đồng từ bán sản phẩm keo, luồng; năm 2013, gia đình thu gần 500 triệu đồng. Ngoài ra, với số gia súc, gia cầm cùng với trên 700 m2 ao thả cá... mỗi năm gia đình thu khoảng gần 200 triệu đồng.

 

Ở TPHB vốn hết sức sôi động thời kỳ kinh tế thị trường, nhưng người ta vẫn gặp một CCB nặng lòng với các phong trào, hoạt động ở địa phương. Ông là Hoàng Minh Giám, CCB phường Tân Hòa đồng thời cũng là một Giám đốc doanh nghiệp cung cấp vật liệu xây dựng. Qua câu chuyện chúng tôi được biết, sau những năm tháng tham gia trong quân ngũ, CCB Hoàng Minh Giám chuyển ngành và quyết định gắn bó với mảnh đất Hòa Bình để cùng tham gia phá đá, ngăn sông, đắp đập xây dựng công trình Thủy điện Hòa Bình. Sau khi công trình thế kỷ được hoàn thành và đi vào vận hành, ông chuyển sang một hướng đi mới. Với bản lĩnh, ý chí của người lính Cụ Hồ, vượt qua biết bao gian khó, lao động bằng nhiều nghề khác nhau để hôm nay, ông trở thành một doanh nhân thành đạt với cương vị Giám đốc doanh nghiệp tư nhân Thanh Giám. Doanh nghiệp của ông doanh thu hàng năm đạt gần 40 tỷ đồng, tạo việc làm ổn định cho khoảng 30 lao động địa phương với mức lương từ 3-4 triệu đồng/người/tháng. Điều đáng ghi nhận ở Giám đốc Hoàng Minh Giám đó là song hành với SX -KD giỏi, ở ông còn vẹn nguyên tình cảm thủy chung của người lính. Mặc dù có lúc trong điều kiện khó khăn về vốn, ông vẫn dành một phần lợi nhuận để ủng hộ xây dựng các công trình phúc lợi, nhà tình nghĩa, đóng góp quỹ nghĩa tình đồng đội và quỹ từ thiện, nhân đạo... Ông Giám chia sẻ: Làm việc thiện là để được sẻ chia yêu thương, tri ân mảnh đất nơi gắn bó với mình, tri ân những người đã ngã xuống vì nền độc lập, tự do của dân tộc, tri ân đồng chí, đồng đội.

 

Có thể nói, dù phải chịu nhiều đau thương mất mát, nhiều vết thương đau đớn do hậu quả chiến tranh để lại nhưng các CCB vẫn vững vàng vượt qua tất cả mà không trông chờ vào sự trợ cấp của Nhà nước. Họ luôn tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, ra sức phấn đấu vượt qua mọi khó khăn, gian khổ. Không chỉ vượt nghèo làm giàu chính đáng mà họ còn gương mẫu thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tham gia giữ nhiều trọng trách quan trọng ở địa phương. Họ luôn sáng mãi phẩm chất người lính Cụ Hồ.

 

 

 

 

                                                                            Hoàng Huy

 

 

 

Các tin khác


Khởi tố Chủ tịch Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuận An Nguyễn Duy Hưng

Ngày 15/4, Trung tướng Tô Ân Xô, Người phát ngôn Bộ Công an cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuận An.

Luật sư của cựu Chủ tịch Vimedimex giao nộp hơn 80 bộ tài liệu, chứng cứ cho Tòa

Sau phiên tòa xét xử cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Tập đoàn dược phẩm Vimedimex Nguyễn Thị Loan cùng 10 bị cáo khác trong vụ án sai phạm trong đấu giá quyền sử dụng đất ở Đông Anh (Hà Nội) do Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội mở ngày 9/4, luật sư của bị cáo Nguyễn Thị Loan đã giao nộp cho Hội đồng xét xử hơn 80 bộ tài liệu, chứng cứ có liên quan trong vụ án.

Công an tỉnh thực hiện lời di huấn của Bác Hồ

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm, chăm lo xây dựng lực lượng Công an nhân dân trong sạch, vững mạnh. Người để lại cho lực lượng Công an nhân dân nhiều di huấn quý báu, trong đó có bức thư gửi đồng chí Giám đốc Công an Khu 12, ngày 11/3/1948. Trong thư Người chỉ rõ: Tư cách người Công an cách mệnh là: Đối với tự mình phải: Cần, kiệm, liêm, chính; đối với đồng sự phải: Thân ái, giúp đỡ; đối với Chính phủ phải: Tuyệt đối trung thành; đối với nhân dân phải: Kính trọng, lễ phép; đối với công việc phải: Tận tụy; đối với địch phải: Cương quyết, khôn khéo.

Đấu tranh quyết liệt, phòng ngừa hiệu quả với tội phạm và tệ nạn xã hội

Với tinh thần đấu tranh quyết liệt, không khoan nhượng với tội phạm ngay từ những ngày đầu, tháng đầu của năm 2024, Công an tỉnh đã triển khai lực lượng tập trung đấu tranh hiệu quả với các loại tội phạm và tệ nạn xã hội, góp phần bảo đảm, giữ vững ổn định an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội, bảo vệ cuộc sống bình yên.

Thực hiện hiệu quả công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo

Bằng sự hỗ trợ, giúp đỡ, hướng dẫn cụ thể, nhiệt tình của cán bộ Ban Tiếp công dân (TCD) tỉnh, những kiến nghị, bức xúc của 170 hộ dân có nhà và đất nằm trong phạm vi ảnh hưởng, liên quan đến công tác quy hoạch, thu hồi đất để thực hiện xây dựng trụ sở và công trình văn hóa tâm linh tại tổ 8, phường Tân Thịnh (TP Hòa Bình) đã được đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh lắng nghe, chỉ đạo các cơ quan chức năng của tỉnh và thành phố tập trung giải quyết...

Phạt tù hai cựu cán bộ Công an cho vay lãi nặng, tổ chức đánh bạc

Sau 2 ngày xét xử, chiều 11/4, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã tuyên án phạt 7 bị cáo trong đường dây cho vay lãi nặng và đánh bạc tại Hà Nội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục