(HBĐT) - Các biện pháp đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự là một trong những nội dung quan trọng của Bộ luật Dân sự (sửa đổi), trong đó, quy định nội dung các giao dịch đảm bảo và quy tắc giải quyết các vấn đề phát sinh trong giao dịch dân sự có đảm bảo.

 

Một trong những điểm mới của Dự thảo Bộ luật ngoài bổ sung biện pháp đảm bảo mới là “Bảo lưu quyền sở hữu” dự thảo Bộ luật đã bổ sung một số quy định mới về quyền của các bên trong quan hệ cầm cố, thế chấp tài sản. Cụ thể, bỏ khoản 2, Điều 331; khoản 4, Điều 349, Bộ luật Dân sự hiện hành quy định bên cầm cố, thế chấp được quyền bán, trao đổi, tặng, cho tài sản đã thế chấp, cầm cố nếu được bên nhận cầm cố, thế chấp đồng ý thay vào đó Dự thảo bổ sung Điều 330 quy định: Bên cầm cố, bên thế chấp có quyền bán, trao đổi, tặng, cho, thay thế tài sản cầm cố, thế chấp trong các trường hợp sau đây: a) Theo thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng cầm cố, thế chấp; b) Tài sản cầm cố, thế chấp là hàng hóa luân chuyển trong quá trình SX -KD. Quyền yêu cầu thanh toán tiền, số tiền thu được hoặc tài sản có được từ việc bán, thay thế hàng hóa luân chuyển trở thành tài sản cầm cố, thế chấp; c) Các trường hợp khác theo quy định của Luật. Đồng thời quy định trách nhiệm của bên cầm cố, bên thế chấp với bên nhận thế chấp, cầm cố khi bán, trao đổi, tặng, cho, thay thế, cho thuê, cho mượn tài sản cầm cố, thế chấp: a) Thông báo bằng văn bản cho bên mua, bên trao đổi, bên nhận tặng, cho, bên thuê, bên mượn biết tài sản đang được cầm cố, thế chấp; b) Thông báo bằng văn bản cho bên nhận cầm cố, bên nhận thế chấp biết về việc bán, thay thế, trao đổi, tặng, cho, cho thuê, cho mượn tài sản.

 

Như vậy, theo quy định của Dự thảo Bộ luật, bên có tài sản đang thế chấp, cầm cố được toàn quyền mang chính tài sản đó đi bán, trao đổi, tặng, cho chỉ cần thông báo với bên nhận cầm cố, thế chấp mà không nhất thiết có sự đồng ý của bên nhận thế chấp, cầm cố nếu trước đó trong hợp đồng cầm cố, thế chấp mà các bên không có thỏa thuận khác.

 

Quy định này xuất phát từ ý kiến cho là nếu bán tài sản thế chấp mà vẫn cần có sự đồng ý của bên nhận thế chấp thì không còn ý nghĩa của vật quyền bảo đảm (tức là quyền theo đuổi tài sản trong mọi trường hợp). Mặt khác, nếu không quy định như dự thảo Bộ luật Dân sự thì giá trị kinh tế của tài sản bảo đảm sẽ tiếp tục bị “đóng băng”, hoạt động sản xuất - kinh doanh liên quan đến tài sản thế chấp vẫn sẽ như hiện nay (không khắc phục được hạn chế lớn nhất hiện nay của giao dịch bảo đảm là không khuyến khích tài sản bảo đảm phát huy giá trị kinh tế trong thực tiễn). Vấn đề này cũng đã được Bộ luật Dân sự nhiều nước quy định và đây là sự thể hiện của khía cạnh vật quyền bảo đảm. Về quyền lợi của bên nhận bảo đảm cũng đã được dự thảo Bộ luật Dân sự giải quyết, cụ thể là bên nhận bảo đảm vẫn có quyền truy đòi tài sản. Bộ luật Dân sự là luật nội dung, như vậy cơ chế thực hiện quyền khởi kiện để thực thi quyền truy đòi sẽ được thực hiện theo pháp luật về tố tụng dân sự với những thủ tục rút gọn trong xét xử và thi hành án...

 

Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho là quy định này không đảm bảo nguyên tắc tự do thỏa thuận của các bên trong giao dịch dân sự; quyền (và cũng là tài sản) của bên nhận cầm cố, thế chấp không được bảo vệ tối đa; tính khả thi và thực tiễn áp dụng quy định này sẽ phát sinh nhiều vấn đề phức tạp hơn như làm gia tăng tình trạng tẩu tán tài sản, trốn tránh, chây ỳ nghĩa vụ trả nợ, việc xử lý tài sản đảm bảo nhất là các ngân hàng, tổ chức tín dụng sẽ gặp nhiều khó khăn gây hệ lụy lớn cho nền kinh tế, tình trạng đòi nợ thuê, chủ nợ tự xử sẽ gia tăng gây hậu quả xấu đến an ninh trật tự xã hội...

 

Hơn nữa, Điều 331, Dự thảo Bộ luật quy định bên đã mua, được tặng, cho tài sản đã thế chấp có trách nhiệm bàn giao lại cho bên nhận thế chấp để xử lý trường hợp không bàn giao thì bên nhận cầm cố, thế chấp có quyền khởi kiện ra tòa án quy định này tính khả thi không cao, không bảo vệ được quyền lợi cho người thứ ba ngay tình khi mua được tài sản đang được cầm cố, thế chấp.

 

Do vậy, cơ quan chủ trì soạn thảo cần tiếp tục nghiên cứu để bổ sung các quy định cụ thể, rõ ràng, đồng thời làm rõ cơ chế để bảo đảm quyền cho các bên, nhất là quyền của bên nhận thế chấp có thể theo đuổi, truy đòi tài sản thế chấp, tránh ảnh hưởng đến quyền của các chủ nợ nói chung và của các tổ chức tín dụng nói riêng. Đồng thời cần làm rõ hơn nguyên tắc tự nguyện, tự do thỏa thuận của các bên trong các giao dịch

 

 

                                                         Nguyễn Tiến Sinh

                                                  Phó trưởng đoàn ĐBQH tỉnh

 

Các tin khác


Vận động thành công người dân tự giao nộp khẩu súng săn trị giá hàng chục triệu đồng

Công an huyện Cao Phong vừa vận động thành công 1 người dân tự nguyện giao nộp 1 khẩu súng săn loại PCP trị giá khoảng trên 20 triệu đồng.

Lĩnh 4 năm tù vì mâu thuẫn do tranh chấp ngư trường

Chiều 16/4, tại phiên xét xử sơ thẩm, Tòa án nhân dân tỉnh Cà Mau đã tuyên phạt bị cáo Huỳnh Quốc Nam (40 tuổi, cư trú xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời) 4 năm tù về tội Cố ý làm hư hỏng tài sản theo Điều 178, Bộ luật Hình sự.

Cảnh báo đồ chơi nguy hiểm có tên “bom thối”

Công an huyện Tân Lạc cho biết, thông qua công tác nắm tình hình, Công an xã Tử Nê đã phát hiện 5 học sinh trường Tiểu học và THCS Tử Nê đặt mua trên mạng và sử dụng một loại đồ chơi nguy hại có tên là "bom thối".

Khởi tố Chủ tịch Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuận An Nguyễn Duy Hưng

Ngày 15/4, Trung tướng Tô Ân Xô, Người phát ngôn Bộ Công an cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuận An.

Luật sư của cựu Chủ tịch Vimedimex giao nộp hơn 80 bộ tài liệu, chứng cứ cho Tòa

Sau phiên tòa xét xử cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Tập đoàn dược phẩm Vimedimex Nguyễn Thị Loan cùng 10 bị cáo khác trong vụ án sai phạm trong đấu giá quyền sử dụng đất ở Đông Anh (Hà Nội) do Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội mở ngày 9/4, luật sư của bị cáo Nguyễn Thị Loan đã giao nộp cho Hội đồng xét xử hơn 80 bộ tài liệu, chứng cứ có liên quan trong vụ án.

Công an tỉnh thực hiện lời di huấn của Bác Hồ

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm, chăm lo xây dựng lực lượng Công an nhân dân trong sạch, vững mạnh. Người để lại cho lực lượng Công an nhân dân nhiều di huấn quý báu, trong đó có bức thư gửi đồng chí Giám đốc Công an Khu 12, ngày 11/3/1948. Trong thư Người chỉ rõ: Tư cách người Công an cách mệnh là: Đối với tự mình phải: Cần, kiệm, liêm, chính; đối với đồng sự phải: Thân ái, giúp đỡ; đối với Chính phủ phải: Tuyệt đối trung thành; đối với nhân dân phải: Kính trọng, lễ phép; đối với công việc phải: Tận tụy; đối với địch phải: Cương quyết, khôn khéo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục