Các tổ viên tổ hoà giải tổ 23, phường Hữu Nghị (TPHB) trò chuyện, trao đổi với nhân dân trong tổ nắm bắt tình hình, đời sống nhân dân trên địa bàn.

Các tổ viên tổ hoà giải tổ 23, phường Hữu Nghị (TPHB) trò chuyện, trao đổi với nhân dân trong tổ nắm bắt tình hình, đời sống nhân dân trên địa bàn.

(HBĐT) - Trong các cuộc tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND tỉnh tại các địa phương trong tỉnh, nhiều cử tri đề đạt ý kiến kiến nghị có chế độ thù lao hỗ trợ cho các đối tượng không chuyên trách tham gia công tác tại cơ sở góp phần động viên, tạo điều kiện có thêm khoản thu nhập để hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ, trong đó có đối tượng là các hoà giải viên.

 

Ngày 5/12/2014 HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 113/2014/NQ-HĐND (Nghị quyết 113) (được thông qua ngày 4/12/2014, kỳ họp thứ 10, HĐND tỉnh khoá XV, nhiệm kỳ 2011-2016) quy định mức chi cho công tác hoà giải ở cơ sở, trong đó quy định mức chi thù lao cho hoà giải viên (đối với các hoà giải viên trực tiếp tham gia vụ, việc hoà giải thành) là 140.000/vụ, việc/tổ hoà giải. Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện trong thực tế còn nhiều vấn đề quan tâm.

 

Qua tìm hiểu tại các địa phương trong tỉnh cho thấy nhìn chung đến thời điểm này, số đơn vị thực hiện việc chi thù lao cho hoà giải viên chưa nhiều, có huyện chưa có đơn vị nào triển khai thực hiện, một số huyện thì có xã thực hiện chi, có xã chưa. Thành phố Hoà Bình là một trong số ít địa phương đã thực hiện chi thù lao cho hoà giải viên. Đồng chí Đinh Anh Hoàng, Trưởng phòng Tư pháp thành phố Hòa Bình cho biết: Thành phố đã thực hiện việc chi hỗ trợ thù lao cho các hoà giải viên cơ sở từ nhiều năm nay. Những năm trước thực hiện mức chi 120.000 đồng/vụ, việc phức tạp hoà giải thành, 80.000 đồng/vụ, việc bình thường hoà giải thành. Từ đầu năm nay, thực hiện Nghị quyết 113 của HĐND tỉnh, một số xã, phường đã chi thù lao theo mức 140.000 đồng/vụ, việc hoà giải thành. Từ đầu năm đến nay, các xã, phường đã chi thù lao cho 29 vụ, việc hoà giải thành, tuy nhiên, vẫn còn những đơn vị chi trả ở mức 80.000-120.000 đồng/vụ, việc. Thành phố đã quán triệt từ nay đến cuối năm, tất cả các vụ, việc hoà giải thành sẽ chi theo mức quy định tại Nghị quyết số 113 của HĐND tỉnh.

 

Đà Bắc là một trong những huyện chưa có đơn vị nào thực hiện việc chi thù lao cho hoà giải viên cơ sở. Bà Xa Thị Ngọc, Trưởng phòng Tư pháp huyện Đà Bắc cho biết: Theo quy định, việc chi thù lao cho hoà giải viên do UBND xã thực hiện, kinh phí trích từ ngân sách xã. Đến thời điểm này, trên địa bàn huyện chưa có đơn vị nào triển khai chi theo mức chi quy định tại Nghị quyết 113 của HĐND tỉnh, nguyên nhân chính được phản ảnh là do xã không có kinh phí để chi trả. Tìm hiểu tại một số địa phương khác cho thấy đây cũng là nguyên nhân chủ yếu của việc chưa thực hiện chi thù lao cho hoà giải viên đối với mỗi vụ việc hoà giải thành. Ông Nguyễn Hữu Bình, Trưởng phòng Tư pháp huyện Lương Sơn cho rằng, ngoài nguyên nhân việc UBND xã không thực hiện chi còn do yếu tố mập mờ trong hoà giải, xác định tính chất vụ việc hoà giải thành là căn cứ để chi thù lao. Bên cạnh đó, bản thân hoà giải viên sau khi hoà giải thành vụ việc không làm hồ sơ đề nghị chi thù lao nên xã không có căn cứ, cơ sở để chi trả, cũng có những hoà giải viên tham gia hoà giải vì tình làng nghĩa xóm, không vì mục đích lấy tiền nên không để ý đến việc làm đề nghị chi tiền, chỉ báo vụ việc đã hoà giải thành. Theo ông Bùi Mạnh Tường, Trưởng phòng Tư pháp huyện Lạc Thuỷ, ngoài những yếu tố nêu trên thì xã cũng cần xây dựng kế hoạch, dự toán về nguồn chi cho công tác hoà giải ở cơ sở để bảo vệ dự toán đầu năm, như vậy mới thuận lợi cho việc chi trả khi phát sinh vụ việc hoà giải thành. Nếu không xây dựng dự toán, không bảo vệ được tài chính thì việc chi trả sẽ gặp khó khăn bởi kinh phí chi trích từ ngân sách của xã.

 

Tuy còn nhiều ý kiến nhưng có thể thấy rằng, việc quy định chi thù lao cho hoà giải viên hết sức thiết thực với hoạt động hoà giải ở cơ sở. Ông Nguyễn Văn Sinh, tổ trưởng tổ dân phố và tổ hoà giải tổ 23, phường Hữu Nghị (thành phố Hoà Bình) cho biết: Những năm trước tổ hoà giải thực hiện hoà giải thành nhiều vụ việc xảy ra nhưng không biết quy định được hỗ trợ nên không làm đề nghị. Trong những tháng đầu năm nay tổ hoà giải thành 2 vụ việc, làm hồ sơ đề nghị UBND phường chi thù lao với số tiền 280.000 đồng (140.000 đồng/vụ, việc). Số tiền này được bổ sung vào quỹ của tổ, tuy không nhiều nhưng cũng tạo điều kiện để tổ có kinh phí khi tổ chức các hoạt động như họp các thành viên triển khai công tác, họp bàn chuẩn bị cho cuộc hoà giải… Cùng với quy định về chi thù lao cho hoà giải viên, Nghị quyết 113 còn quy định chi hỗ trợ hoạt động của tổ hoà giải với mức 80.000 đồng/tổ/tháng. Chị Dương Thị Thu Nga, công chức tư pháp - hộ tịch phường Hữu Nghị cho biết: Theo quy định, định mức chi này cũng do ngân sách địa phương tự cân đối chi trả nhưng khó triển khai thực hiện, đây cũng là một quy định không khả thi vì hầu như chưa có đơn vị nào thực hiện được. Với địa bàn phường có 25 tổ dân phố, nếu thực hiện mỗi năm ngân sách sẽ chi 24 triệu đồng cho các tổ hoà giải, tuy nhiên, hoạt động hoà giải mang tính đặc thù, có tổ hoạt động có tổ không, chủ yếu chỉ hoạt động khi có vụ việc xảy ra. Việc chi cố định hàng tháng không phù hợp, thay vào đó có thể nâng mức thù lao cho các hoà giải viên khi hoà giải thành một vụ việc cao hẳn lên thì sẽ hiệu quả hơn, có tác dụng thiết thực động viên, khuyến khích các hoà giải viên. Từ đầu năm đến nay, các tổ hoà giải trên địa bàn phường đã hoà giải thành 12 vụ việc, được chi thù lao với số tiền 1.680.000 đồng.

 

Những vướng mắc, bất cập trong thực hiện chi thù lao cho hoà giải viên là những vấn đề cần được quan tâm tháo gỡ, UBND cấp xã cần có giải pháp để thực hiện việc chi đúng quy định, đầy đủ, đưa chính sách, Nghị quyết vào cuộc sống. Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền Nghị quyết cần được đẩy mạnh, sâu rộng đến cơ sở để đội ngũ cán bộ cơ sở, nhất là những người làm công tác hoà giải nắm bắt thông tin, thực hiện quyền lợi để được hưởng đầy đủ chế độ, chính sách theo quy định.

 

                           Hà Thu

 

Các tin khác


Trả hồ sơ điều tra bổ sung vụ án cựu Chủ tịch Vimedimex và đồng phạm

Sau nhiều ngày xét xử, chiều 22/4, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã quyết định trả hồ sơ để tiến hành điều tra bổ sung cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Tập đoàn dược phẩm Vimedimex Nguyễn Thị Loan cùng 10 bị cáo khác trong vụ án sai phạm trong đấu giá quyền sử dụng đất ở Đông Anh, Hà Nội.

Khởi tố Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Phạm Thái Hà

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố bổ sung vụ án hình sự, Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt tạm giam, Lệnh khám xét đối với ông Phạm Thái Hà, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Trợ lý Chủ tịch Quốc hội.

Huyện Lạc Thủy: Chủ động trong công tác kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật

Những năm qua, công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật được huyện Lạc Thủy chủ động triển khai thực hiện tương đối đồng bộ, có hiệu quả, góp phần quan trọng trong việc quản lý nhà nước, triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng.

Công an huyện Cao Phong: Nắm chắc địa bàn để đảm bảo an ninh trật tự

Những năm qua, với vai trò nòng cốt trong công tác đảm bảo an ninh trật tự (ANTT), căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương, Công an huyện Cao Phong luôn chủ động nắm chắc tình hình, tăng cường các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm và tệ nạn xã hội, góp phần đảm bảo trật tự an toàn xã hội, mang lại cuộc sống bình yên cho nhân dân.

Công an huyện Kim Bôi xử lý nhóm thanh thiếu niên gây rối trật tự công cộng

Đêm 13/4, tổ công tác Đội Cảnh sát giao thông, trật tự - Công an huyện Kim Bôi trong quá trình tuần tra kiểm soát phát hiện một nhóm thanh thiếu niên điều khiển xe mô tô tốc độ cao, không đội mũ bảo hiểm cầm theo hung khí nguy hiểm (dao phóng lợn) đi theo tuyến đường 12B từ xã Tú Sơn đến thị trấn Bo (Kim Bôi) gây hoang mang cho người đi đường và ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự.

Nâng cao chất lượng kiểm sát án dân sự

Những năm qua, Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) hai cấp tỉnh quan tâm đổi mới công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ, việc dân sự, hôn nhân - gia đình (HNGĐ). Đồng thời, nâng cao chất lượng phát biểu của kiểm sát viên (KSV) tại phiên tòa, bảo đảm đúng pháp luật.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục