Tủ sách pháp luật xã Thu Phong (Cao Phong) có khoảng 150 đầu sách. Hàng năm xã trích từ 1- 2 triệu đồng mua mới sách pháp luật bổ sung, thay thế các loại sách cũ nhằm đáp ứng yêu cầu khai thác, tìm hiểu pháp luật của cán bộ, công chức và nhân dân.

Tủ sách pháp luật xã Thu Phong (Cao Phong) có khoảng 150 đầu sách. Hàng năm xã trích từ 1- 2 triệu đồng mua mới sách pháp luật bổ sung, thay thế các loại sách cũ nhằm đáp ứng yêu cầu khai thác, tìm hiểu pháp luật của cán bộ, công chức và nhân dân.

(HBĐT) - Hiện nay, mỗi cơ quan, đơn vị, trường học trên địa bàn tỉnh đã xây dựng được 1 tủ sách pháp luật (TSPL), 100% UBND xã, phường, thị trấn duy trì hoạt động của TSPL. Toàn tỉnh có trên 1.000 TSPL, trong đó, Hội Phụ nữ xây dựng được 228 tủ sách, Hội Nông dân xây dựng được 30 tủ sách, Công an tỉnh xây dựng được 41 tủ sách, huyện Kim Bôi có 128 tủ sách, huyện Lạc Sơn có 135 tủ sách, thành phố Hòa Bình có 110 tủ sách...

 

Việc xây dựng TSPL tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ, nhân dân trong việc nghiên cứu, tìm hiểu kiến thức pháp luật, góp phần thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật trong cán bộ, nhân dân.

 

Qua tìm hiểu, TSPL của UBND các xã, phường, thị trấn hầu hết được đặt tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế “một cửa”. TSPL của các trường học, cơ quan, đơn vị được đặt tại thư viện, phòng hành chính, hội trường... Tại các xã, phường, thị trấn đã thực hiện luân chuyển sách pháp luật đến điểm BĐ-VH xã, Trung tâm học tập cộng đồng thuận lợi hơn cho người dân khi có nhu cầu tìm hiểu chính sách, pháp luật. Mỗi TSPL có số lượng trung bình từ 15-70 đầu sách thuộc các lĩnh vực pháp luật, sách hỏi đáp, bình luận, giải thích pháp luật, các văn bản luật liên quan đến đời sống của người dân. Hàng năm, các cơ quan, đơn vị bổ sung, cập nhật khoảng 5 - 20 đầu sách/TSPL.

 

Để đảm bảo cho TSPL được bổ sung, chọn lọc, cập nhật danh sách và tài liệu mới phục vụ cho việc tra cứu, học tập, cán bộ phụ trách TSPL lập sổ theo dõi, hướng dẫn, sử dụng, phân loại, bảo quản, đề xuất bổ sung các loại sách, báo, tài liệu. Bên cạnh đó, các cơ quan, đơn vị còn ứng dụng công nghệ thông tin vào việc khai thác tài liệu pháp luật, bảo đảm tra cứu nhanh, gọn, quản lý khoa học bằng cách đăng tải những văn bản pháp luật,  tài liệu pháp luật trên trang thông tin điện tử của đơn vị phục vụ cho cán bộ và nhân dân tra cứu dễ dàng, thuận tiện khi có nhu cầu. Hàng năm, các TSPL phục vụ khoảng 50.000 lượt người đến khai thác, tra cứu pháp luật.

 

Cùng với xây dựng TSPL cấp xã, các địa phương còn xây dựng mô hình tủ sách, ngăn sách pháp luật đặc thù tại cơ sở với nhiều hình thức ủng hộ, hỗ trợ cho hoạt động của TSPL như xã Do Nhân (Tân Lạc) xây dựng mô hình túi sách pháp luật, ngăn sách pháp luật chuyên đề, xây dựng 8 tủ sách pháp luật đặt tại nhà văn hóa các xóm.... Huyện Yên Thủy xây dựng ngăn sách pháp luật tại 6 KDC của 3 xã, thị trấn: Ngọc Lương, Yên Lạc, Hàng Trạm. Thành phố Hòa Bình đã triển khai việc xây dựng tủ sách, ngăn sách pháp luật tại nhà văn hóa KDC, chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn của UBND thành phố mỗi đơn vị quyên góp ủng hộ ít nhất 25 đầu sách pháp luật, vận động các tổ chức, doanh nghiệp, nhà hảo tâm quyên góp ủng hộ bằng tiền, các loại sách pháp luật để xây dựng tủ sách, ngăn sách pháp luật đặt tại nhà văn hóa, qua đó đã xây dựng được 65 TSPL ở KDC. Ngoài ra, huyện Lạc Thủy có mô hình giá sách pháp luật được đặt tại bộ phận “một cửa” của UBND cấp xã, ngăn sách pháp luật tại các lớp học của các trường học, doanh nghiệp vừa và nhỏ có hòm sách, ổ sách pháp luật được treo ngay tại phòng làm việc, phân xưởng sản xuất để công nhân khi giải lao có thể nghiên cứu, tìm hiểu... 

 

Đồng chí Bùi Văn Vình, Phó Giám đốc Sở Tư pháp đánh giá: Với sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp, ngành, cơ quan, đơn vị trong việc xây dựng TSPL đã phát huy tốt hiệu quả của TSPL. Các TSPL đã trở thành cẩm nang pháp luật cho mỗi cán bộ, công chức trong quá trình thực hiện công vụ để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác chuyên môn. Đồng thời trang bị kiến thức pháp luật cho nhân dân, góp phần nâng cao dân trí pháp lý, hiểu biết pháp luật để thực hiện sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật, từng bước đưa pháp luật vào cuộc sống.                             

 

Qua thực tiễn hoạt động cho thấy, TSPL dần khẳng định vị trí là một thiết chế văn hoá pháp lý cần thiết ở cơ sở. Tuy nhiên, hoạt động của TSPL còn những khó khăn, bất cập. Cán bộ phụ trách TSPL hiện chủ yếu là kiêm nhiệm, thường xuyên thay đổi nên việc đầu tư thời gian để sắp xếp tủ sách một cách khoa học hay nghiên cứu tài liệu để hướng dẫn, giải thích cho đối tượng đến mượn sách, nghiên cứu tài liệu tại TSPL còn hạn chế. Việc đầu tư kinh phí cho TSPL ở một số đơn vị, nhất là ở cơ sở còn hạn hẹp nên chưa tạo sự đa dạng, phong phú về đầu sách pháp luật, thiếu những loại văn bản liên quan trực tiếp đến đời sống của người dân như chính sách đền bù đất đai, giải phóng mặt bằng... nên chưa thu hút được đông người dân thường xuyên đến với TSPL do tâm lý của người dân khi đến một lần không có văn bản cần tìm lần sau không đến nữa. Mặt khác, địa điểm đặt tủ sách nhiều nơi cũng chưa thuận lợi, chưa có chỗ ngồi thuận tiện phần nào hạn chế việc khai thác tủ sách... Đây là những vấn đề cần được quan tâm để nâng cao hơn nữa hiệu quả khai thác TSPL để TSPL thực sự là cẩm nang pháp lý của cán bộ, công chức, cẩm nang trong đời sống của nhân dân.

 

 

 

 

                                                                                       Hà Thu

 

Các tin khác


Thực hiện hiệu quả công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo

Bằng sự hỗ trợ, giúp đỡ, hướng dẫn cụ thể, nhiệt tình của cán bộ Ban Tiếp công dân (TCD) tỉnh, những kiến nghị, bức xúc của 170 hộ dân có nhà và đất nằm trong phạm vi ảnh hưởng, liên quan đến công tác quy hoạch, thu hồi đất để thực hiện xây dựng trụ sở và công trình văn hóa tâm linh tại tổ 8, phường Tân Thịnh (TP Hòa Bình) đã được đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh lắng nghe, chỉ đạo các cơ quan chức năng của tỉnh và thành phố tập trung giải quyết...

Phạt tù hai cựu cán bộ Công an cho vay lãi nặng, tổ chức đánh bạc

Sau 2 ngày xét xử, chiều 11/4, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã tuyên án phạt 7 bị cáo trong đường dây cho vay lãi nặng và đánh bạc tại Hà Nội.

Bảo đảm an toàn giao thông dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 và cao điểm du lịch hè 2024

Ngày 11/4, Thủ tướng Chính phủ ban hành Công điện số 36/CĐ-TTg về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 và cao điểm du lịch hè 2024.

Huyện Kim Bôi: Tạo chuyển biến trong nhận thức cho học sinh về an toàn giao thông

Thời gian gần đây, trên địa bàn huyện Kim Bôi tình trạng thanh, thiếu niên, nhất là học sinh vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông (TTATGT) diễn ra phức tạp.

Siết chặt quản lý hoạt động bán hàng đa cấp tại địa phương

Ngày 22/3/2024, Sở Công Thương có Công văn số 641/SCT-QLTM về việc "tăng cường quản lý hoạt động bán hàng đa cấp tại địa phương”. Theo đó, Sở Công Thương đề nghị UBND các huyện, thành phố tăng cường công tác quản lý, giám sát đối với hoạt động của loại hình kinh doanh này.

Hôm nay (10/4), xét xử cựu Giám đốc Công an Hải Phòng Đỗ Hữu Ca

Ông Đỗ Hữu Ca, cựu Giám đốc Công an TP Hải Phòng hầu tòa về tội danh "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" khi nhận 35 tỷ đồng hứa "chạy án".

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục