CBCS Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (PC47) - Công an tỉnh phối hợp với các lực lượng chức năng kiểm tra, phát hiện đối tượng vận chuyển trái phép chất ma túy trên tuyến quốc lộ 6 - đoạn qua xã Phong Phú (Tân Lạc).

CBCS Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (PC47) - Công an tỉnh phối hợp với các lực lượng chức năng kiểm tra, phát hiện đối tượng vận chuyển trái phép chất ma túy trên tuyến quốc lộ 6 - đoạn qua xã Phong Phú (Tân Lạc).

(HBĐT) - Theo thống kê, từ tháng 9/2014 - 8/2015, sau khi TAND Tối cao ban hành Công văn số 234/TANDTC-HS ngày 17/9/2014 về việc “Bắt buộc các cơ quan tố tụng phải giám định hàm lượng các chất ma túy trong các chất thu giữ nghi là ma túy để lấy đó làm căn cứ kết tội các bị cáo”, TAND hai cấp của tỉnh đã tồn đọng hàng chục vụ án do vướng mắc trong việc giám định hàm lượng.

 

Đáng chú ý có nhiều vụ án đã được đưa ra xét xử, bản án đã có hiệu lực thi hành, vật chứng đã bị tiêu huỷ như vụ Hoàng Gia Công và Đào Thị Lan trú tại Nghĩa Hảo, Phú Nghĩa, Chương Mỹ (Hà Nội) vận chuyển trái phép 7 bánh hêrôin. TAND tỉnh đã đưa ra xét xử, tuyên phạt bị cáo Hoàng Gia Công mức án tù chung thân, bị cáo Đào Thị Lan 16 năm tù. Các bị cáo không kháng án, bản án có hiệu lực thi hành, vật chứng thu giữ đã bị tiêu huỷ. Nhưng khi xem xét lại hồ sơ vụ án, TAND Tối cao đã tuyên huỷ bản án, trả hồ sơ điều tra bổ sung kết quả giám định hàm lượng ma tuý theo quy định của Công văn số 234/TANDTC-HS.

 

Không chỉ tác động đến công tác xử lý tội phạm ma tuý (TPMT) tại cơ quan tiến hành tố tụng là TAND các cấp mà quy định “bắt buộc các cơ quan tố tụng phải giám định hàm lượng các chất ma túy” còn tác động trực tiếp đến công tác đấu tranh với TPMT. Theo trung tá Nguyễn Thành Trung, Đội điều tra án - Phòng CSĐT tội phạm về ma túy (PC47) - Công an tỉnh, Công văn số 234 đã có những tác động nhất định đến công tác xử lý TPMT đối với không chỉ các vụ án đã được khởi tố, truy tố mà các vụ án chuẩn bị xét xử cũng bị trì hoãn, kéo dài thời gian. Theo đó, công tác điều tra, mở rộng các vụ án bị ngưng trệ, hạn chế. Trên thực tế, đối với những vụ án ma túy lớn thì việc giám định hàm lượng ma túy về cơ bản cũng không ảnh hưởng đến bản chất vụ án. Việc giám định hàm lượng ma túy để làm căn cứ kết tội các bị cáo chỉ có ý nghĩa đối với các vụ mua bán ma tuý mang tính chất nhỏ lẻ vì số lượng ít nên việc giám định hàm lượng sẽ làm thay đổi bản chất vụ án. Tuy vậy, căn cứ theo Công văn số 234, quá trình xử lý các đối tượng mua bán, tàng trữ trái phép chất ma tuý mang tính chất nhỏ lẻ cũng gặp không ít khó khăn. Theo trung tá Nguyễn Thành Trung, khi thực hiện Công văn số 234 việc bắt giữ xử lý các đối tượng mua bán ma túy nhỏ lẻ trên địa bàn cũng gặp nhiều khó khăn, nhất là trong quá trình bắt quả tang, bắt khẩn cấp mà trọng lượng ma túy thu giữ chỉ tương đương với mức khởi điểm xử lý hình sự (từ 0,1g hêrôin trở lên) thì lực lượng chức năng gặp nhiều khó khăn do không xác định được ngay hàm lượng ma túy nên cơ quan điều tra sẽ khó ra quyết định khởi tố, áp dụng các biện pháp ngăn chặn như tạm giữ, tạm giam. Chính vì lẽ đó, từ khi triển khai thực hiện Công văn số 234 của TAND Tối cao, số vụ ma túy nhỏ lẻ bị bắt giữ đã giảm hẳn so với trước đây. Trong khi, đây chính là nhân tố chủ yếu gây bức xúc trong nhân dân, làm gia tăng mất ANTT ở  địa phương.

 

Trước thực tế những vướng mắc, bất cập nêu trên, cùng với các cơ quan tiến hành tố tụng trong cả nước, các cơ quan tố tụng gồm: Công an, Viện KSND và TAND tỉnh đã có những kiến nghị đối với liên ngành tư pháp Trung ương, đề nghị có hướng dẫn kịp thời và chỉ đạo hướng giải quyết các vụ án đang có vướng mắc. Nhằm khắc phục những khó khăn, vướng mắc trong việc giải quyết các vụ án ma túy, ngày 14/11/2015, các cơ quan liên ngành tư pháp trung ương đã ban hành Thông tư liên tịch số 08/2015/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP sửa đổi một số quy định về giám định hàm lượng ma tuý. Theo Thông tư số 08 quy định: “Trong mọi trường hợp, khi thu giữ các chất nghi là chất ma túy hoặc tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy thì đều phải trưng cầu giám định để xác định loại và trọng lượng chất ma túy, tiền chất thu giữ được. Bắt buộc phải trưng cầu giám định hàm lượng để xác định trọng lượng chất ma túy trong các trường hợp: Chất ma túy, tiền chất dùng vào việc sản xuất chất ma túy ở thể rắn được hòa thành dung dịch; chất ma túy, tiền chất dùng vào việc sản xuất chất ma túy ở thể lỏng đã được pha loãng; sái thuốc phiện; thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần. Ngoài các trường hợp quy định trên nếu có căn cứ và xét thấy cần thiết, Tòa án trực tiếp trưng cầu giám định để bảo đảm việc xét xử đúng pháp luật”. Như vậy, theo quy định của Thông tư số 08 trong quá trình giải quyết các vụ án ma túy chỉ bắt buộc phải giám định hàm lượng các chất ma túy theo 4 trường hợp nêu trên.

 

Việc ban hành Thông tư số 08 đã tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết các vụ án ma túy tồn đọng góp phần đẩy lùi tệ nạn ma túy. Theo thống kê, từ đầu năm đến ngày 21/4/2016, lực lượng chức năng Công an tỉnh và Công an các huyện, thành phố đã phát hiện, bắt giữ hàng chục vụ án mua bán, tàng trữ trái phép chất ma tuý mang tính chất nhỏ lẻ, thu giữ hàng trăm g hêrôin và hàng chục viên ma túy tổng hợp. Từ ngày 13 - 21/4, Công an các huyện Lạc Sơn, Mai Châu đã phát hiện, bắt quả tang 3 vụ 3 đối tượng tàng trữ, mua bán trái phép chất ma tuý có trọng lượng từ 0,2 g trở lên. Ngày 13/4, Công an huyện Mai Châu đã bắt quả tang đối tượng Hoàng Công Thông (sinh năm 1978) trú tại Xăm Khoè có hành vi mua bán trái phép 0,2 g hêrôin trong các ngày 16 và 18/4 Công an huyện Lạc Sơn bắt 2 vụ, 2 đối tượng tàng trữ trái phép chất ma tuý, tang vật thu giữ tổng cộng 0,48 g hêrôin...

 

 

                                                                             Mạnh Hùng

 

 

 

Các tin khác


Công an huyện Kim Bôi xử lý nhóm thanh thiếu niên gây rối trật tự công cộng

Đêm 13/4, tổ công tác Đội Cảnh sát giao thông, trật tự - Công an huyện Kim Bôi trong quá trình tuần tra kiểm soát phát hiện một nhóm thanh thiếu niên điều khiển xe mô tô tốc độ cao, không đội mũ bảo hiểm cầm theo hung khí nguy hiểm (dao phóng lợn) đi theo tuyến đường 12B từ xã Tú Sơn đến thị trấn Bo (Kim Bôi) gây hoang mang cho người đi đường và ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự.

Nâng cao chất lượng kiểm sát án dân sự

Những năm qua, Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) hai cấp tỉnh quan tâm đổi mới công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ, việc dân sự, hôn nhân - gia đình (HNGĐ). Đồng thời, nâng cao chất lượng phát biểu của kiểm sát viên (KSV) tại phiên tòa, bảo đảm đúng pháp luật.

Tập trung làm tốt công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản

Là địa bàn có nhiều loại tài nguyên khoáng sản (TNKS) có giá trị, thời gian qua, với sự vào cuộc đồng bộ, quyết liệt của cả hệ thống chính trị, công tác quản lý TNKS và khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh được tăng cường, từng bước đi vào nền nếp. Từ đó góp phần giữ vững ổn định an ninh trật tự cũng như đem lại hiệu quả KT-XH cho địa phương.

Bắt tạm giam Chủ tịch và Kế toán UBND thị trấn An Châu (Bắc Giang)

Ngày 17/4, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an huyện Sơn Động (tỉnh Bắc Giang) ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt tạm giam bị can, lệnh khám xét nơi ở, làm việc đối với Nguyễn Văn Quang, Chủ tịch UBND thị trấn An Châu; Vi Thị Thắm, Kế toán UBND thị trấn An Châu để điều tra về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

Vận động thành công người dân tự giao nộp khẩu súng săn trị giá hàng chục triệu đồng

Công an huyện Cao Phong vừa vận động thành công 1 người dân tự nguyện giao nộp 1 khẩu súng săn loại PCP trị giá khoảng trên 20 triệu đồng.

Lĩnh 4 năm tù vì mâu thuẫn do tranh chấp ngư trường

Chiều 16/4, tại phiên xét xử sơ thẩm, Tòa án nhân dân tỉnh Cà Mau đã tuyên phạt bị cáo Huỳnh Quốc Nam (40 tuổi, cư trú xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời) 4 năm tù về tội Cố ý làm hư hỏng tài sản theo Điều 178, Bộ luật Hình sự.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục