Cán bộ, công chức  xã Lập Chiệng (Kim Bôi) nghiên cứu các văn bản pháp luật để truyền tải đến nhân dân.

Cán bộ, công chức xã Lập Chiệng (Kim Bôi) nghiên cứu các văn bản pháp luật để truyền tải đến nhân dân.

(HBĐT) - Được giao chủ trì Đề án “Tiếp tục tăng cường phổ biến giáo dục pháp luật về khiếu nại, tố cáo ở xã, phường, thị trấn giai đoạn 2013-2016”, Thanh tra tỉnh đã tổ chức làm điểm tại 15 xã, phường, thị trấn thuộc các huyện Kim Bôi, Lạc Thuỷ, Cao Phong, Lạc Sơn, TP Hòa Bình và tổ chức 13 hội nghị tuyên truyền cho 2.993 người.

 

Nhằm nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền,  từ năm 2012 - 2016, Thanh tra tỉnh tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho trên 500 lượt công chức, chủ yếu về kỹ năng, nghiệp vụ tiếp, giải quyết KN- TC. Với Đề án “Tiếp tục xây dựng và đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động chấp hành luật trong cộng đồng dân cư, giai đoạn 2013 - 2016”, MTTQ các cấp đã sáng tạo gắn việc vận động cộng đồng dân cư chấp hành pháp luật  với CVĐ “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” và phong trào “Xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”. Theo đó, CVĐ đã được thực hiện tại 2.067 KDC (đạt tỷ lệ 100% KDC trong toàn tỉnh).  

Chủ trì Đề án “Tăng cường công tác PBGDPL tại một số địa bàn trọng điểm về vi phạm pháp luật giai đoạn 2013-2015”, Sở Tư pháp  đã triển khai tại 6 xã, phường trọng điểm của các huyện: Kim Bôi, Tân Lạc, Lạc Thủy và TP Hòa Bình. Chỉ đạo Phòng Tư pháp các huyện bám sát nội dung để thực hiện. Bên cạnh đó, thực hiện Đề án “Xã hội hóa công tác PBGDPL và trợ giúp pháp lý giai đoạn 2013-2016 trên địa bàn tỉnh”, Hội Luật gia đã tổ chức 4 hội nghị tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho hơn 300 lượt người tham dự; tổ chức 14 cuộc tuyên truyền lưu động thu hút trên 1.000 người tham dự...  

Đánh giá hiệu quả, tác động và thực tế mang lại của các chương trình, đề án TTPBGDPL của UBND tỉnh nêu rõ: Qua 3 năm triển khai thực hiện các đề án, công tác TTPBGDPL trên địa bàn tỉnh đã đạt được những kết quả nhất định. Cụ thể, nâng cao kiến thức, ý thức chấp hành pháp luật trong cán bộ và nhân dân trên địa bàn, giảm thiểu số vụ việc vi phạm pháp luật, khiếu nại, tranh chấp. Một mặt, việc TTPL đã góp phần giúp cho chính quyền địa phương và người dân tháo gỡ những vụ việc khó khăn, phức tạp nhằm giảm thiểu các vụ việc KN- TC vượt cấp góp phần giữ vững ổn định ANTT, thúc đẩy phát triển KT-XH trên địa bàn. Tuy nhiên, theo báo cáo từ các cơ quan, đơn vị được giao chủ trì đề án: quá trình triển khai, thực hiện còn nhiều khó khăn, bất cập và hiệu quả chưa được như mong muốn. Nguyên nhân khách quan được chỉ rõ: Kinh phí triển khai, thực hiện Đề án quá thấp, không đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ. Nguồn nhân lực thực hiện công tác PBGDPL nói chung và nhân lực cho triển khai, thực hiện các đề án của các đơn vị, địa phương còn thiếu và phải kiêm nhiệm nhiều việc chuyên môn. Nhận thức pháp luật của một số đối tượng còn hạn chế nhưng hoạt động TTPL chưa phong phú, chưa thu hút được nhân dân. Nguyên nhân chủ quan được xác định rõ: Ban điều hành đề án chưa thường xuyên tổ chức họp với các cơ quan phối hợp để đánh giá việc thực hiện đề án. Việc đôn đốc, kiểm tra thực hiện kế hoạch tại các huyện, thành phố chưa thường xuyên nên nắm bắt thông tin về tiến độ, kết quả còn hạn chế. Các cơ quan được phân công thực hiện đề án triển khai, thực hiện chưa tập trung nên kết quả đạt được còn ở mức độ. Một số cơ quan thành viên chưa chủ động việc lập kế hoạch triển khai, thực hiện ở ngành mình.  

Để nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả của các đề án TTPBPL trên địa bàn trong thời gian tới, UBND tỉnh đã đề xuất với Chính phủ: Tập trung đầu mối giao cho các bộ, ngành triển khai, thực hiện các đề án, sử dụng nguồn ngân sách của T.ư và tổ chức thực hiện theo ngành dọc từ T.ư đến cơ sở, quản lý theo ngành, UBND các cấp chỉ thực hiện việc quản lý. Như vậy, vừa đảm bảo về kinh phí, nguồn nhân lực, vừa đảm bảo yêu cầu, mục tiêu chuyên sâu đối với từng lĩnh vực, từng nhóm đối tượng trong công tác TTPBPL, khắc phục được tình trạng dàn chải, thiếu tập trung và phần nhiều mang tính hình thức như hiện nay.

 

                                                                      Thúy Hằng

 

Các tin khác


Tạo vỏ bọc giàu sang, lừa góp vốn hơn 80 tỷ đồng

Từ năm 2019 đến năm 2021, Võ Ngọc Hạ Quyên đã chiếm đoạt của các bị hại với tổng số tiền trên 80 tỷ đồng.

Huyện Mai Châu đẩy mạnh phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc

Theo đánh giá, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội (ANCT - TTATXH) trên địa bàn huyện Mai Châu trong năm 2023 và 2 tháng đầu năm 2024 tiếp tục được giữ vững, ổn định. Trên địa bàn huyện không phát sinh đơn thư, khiếu nại vượt cấp, không xảy ra "điểm nóng” phức tạp về ANTT. Tuy nhiên, tình hình di dịch cư tự do tại khu vực Suối Rằm xã Cun Pheo còn tiềm ẩn phức tạp. Qua nắm tình hình đã phát hiện phát sinh thêm 1 hộ, 6 nhân khẩu. Hiện tại khu vực Suối Rằm còn 20 hộ với 123 nhân khẩu di dịch cư tự do.

Công an huyện Cao Phong giữ vững danh hiệu “Đơn vị quyết thắng”

Là địa bàn nằm trên quốc lộ 6 nối Thủ đô Hà Nội và các tỉnh Tây Bắc, huyện Cao Phong có nhiều thuận lợi trong việc thông thương hàng hoá, thu hút các nguồn lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, trên địa bàn vẫn còn một số điểm nóng, nhất là hoạt động trung chuyển ma tuý diễn biến phức tạp, thủ đoạn manh động, liều lĩnh. Một số loại tội phạm về cố ý gây thương tích, trộm cắp tài sản, cướp giật tài sản... vẫn diễn ra gây bức xúc dư luận.

Trộm hơn 100 tấn cám của doanh nghiệp nước ngoài, 7 lái xe phải hầu tòa

Ngày 14/3, Tòa án nhân dân tỉnh mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử các bị cáo: Nguyễn Đức Luân (SN 1978), Lê Văn Thông (SN 1977) cùng trú tại xã Nam Phú An, huyện Chương Mỹ (Hà Nội); Hoàng Văn Linh (SN 1988), trú tại thị trấn Lương Sơn; Bùi Quang Huy (SN 1988), trú tại xã Mông Hóa (TP Hòa Bình); Đinh Văn Cường (SN 1986), trú tại huyện Nho Quan (Ninh Bình); Đoàn Quốc Khánh (SN 1987) và Đinh Xuân Thành (SN 1990), trú tại xã Tân Vinh (Lương Sơn) về tội trộm cắp tài sản.

Chém bạn nhậu tổn hại 22% sức khỏe, bị cáo lĩnh 9 năm tù

Ngày 15/3, Tòa án nhân dân tỉnh mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử đối với bị cáo Bùi Thanh Hải (SN 1982), trú tại xã An Bình (Lạc Thủy) về tội "Giết người”.

Hiệu quả từ phiên tòa rút kinh nghiệm trực tuyến

Với mục tiêu "Tăng cường các biện pháp nâng cao chất lượng tranh tụng của kiểm sát viên tại phiên tòa”, thời gian qua, Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) tỉnh đã đề ra nhiều giải pháp để triển khai thực hiện, trong đó có nội dung tổ chức phiên tòa hình sự rút kinh nghiệm trực tuyến hai cấp nhằm đánh giá những ưu điểm, hạn chế của kiểm sát viên (KSV) trong quá trình thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử án hình sự.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục