Chương trình đào tạo cần dạy cho sinh viên tính ứng dụng thực tế nhiều hơn

Chương trình đào tạo cần dạy cho sinh viên tính ứng dụng thực tế nhiều hơn

Đó là một trong những vấn đề được đưa ra bàn thảo tại Hội nghị Khoa học kinh tế trẻ, với chủ đề: 'Cộng đồng kinh tế ASEAN - Triển vọng và thách thức', do Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM tổ chức mới đây.

 

Nhiều ý kiến của chuyên gia cho rằng các trường ĐH ở Việt Nam cần đẩy mạnh và đưa ngay các chương trình giáo dục khởi nghiệp vào chính khóa để dạy cho sinh viên. Chính điều này sẽ làm nền tảng giúp cho sinh viên có đầy đủ kiến thức, kỹ năng, bản lĩnh để mạnh dạn khởi nghiệp sau khi ra trường, thậm chí ngay khi còn ngồi trên ghế giảng đường.
Đưa kỹ năng khởi nghiệp vào hệ thống giáo dục phổ thông
Đề cập về vấn đề giáo dục khởi nghiệp kinh doanh ở bậc ĐH tại Việt Nam, thạc sĩ Nguyễn Tuấn Dương (Trường ĐH Ngoại thương, cơ sở 2 tại TP.HCM) cho rằng: “Hoạt động khởi nghiệp ở TP.HCM đang diễn ra rất sôi nổi, nhận được sự quan tâm từ Chính phủ và người dân. Tuy nhiên, do thiếu sự chuẩn bị nên sinh viên chưa phát huy hết năng lực bản thân và tận dụng được các nguồn kênh hỗ trợ cho hoạt động khởi nghiệp. Bên cạnh đó, các cơ quan ban ngành vẫn còn thiếu kinh nghiệm và đang trong quá trình gầy dựng khung chương trình khởi nghiệp quốc gia”.
Để khắc phục tình trạng này, thạc sĩ Dương đề nghị: “Nhà nước cần xây dựng các chương trình giáo dục tinh thần và kỹ năng khởi nghiệp trong hệ thống giáo dục phổ thông, tăng cường nguồn vốn Chính phủ dành cho những người khởi nghiệp trẻ và đầu tư cho hoạt động nghiên cứu, phát triển...”.
Cùng quan điểm với thạc sĩ Dương, thạc sĩ Phạm Ngọc Tường Loan (Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM) cho biết: “Tại Việt Nam, cùng với làn sóng khởi nghiệp kinh doanh trong những nằm gần đây, việc giáo dục khởi nghiệp kinh doanh cũng bắt đầu được quan tâm. Nhưng hoạt động này chỉ dừng lại ở một số địa phương, do các đơn vị, doanh nghiệp tổ chức riêng rẽ. Giáo dục khởi nghiệp kinh doanh ở bậc ĐH dường như còn bỏ ngỏ, chỉ gói gọn trong một số môn học riêng rẽ. Bên cạnh đó, các chương trình chưa có sự thống nhất về nội dung, cách thực hiện, gây lúng túng về mặt chuyên môn, dẫn đến chậm trễ về mặt thực hiện”.
Cung cấp kiến thức ứng dụng nhiều hơn
Đề cập đến chất lượng nguồn nhân lực trong khu công nghệ cao TP.HCM trong bối cảnh hội nhập Việt Nam đã chính thức gia nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN, Lưu Thị Kim Ngân (Khoa kinh tế thương mại, Trường ĐH Hoa Sen) cho rằng: “Việt Nam luôn tự hào về lực lượng lao động trẻ của mình. Tuy nhiên, lợi thế này cũng chỉ dừng lại trong mô tả lực lượng lao động vàng hay lực lượng lao động trẻ mà không thể tiến xa hơn thành lợi thế cạnh tranh của quốc gia. Lý do là vì lực lượng lao động của Việt Nam còn thiếu kỹ năng. Trong khi Việt Nam chỉ ngừng lại việc mô tả lực lượng lao động là trẻ thì các nước khác trong khu vực ASEAN đã tiến hành các hành động thiết thực để đào tạo lực lượng lao động của họ thành lợi thế cạnh tranh và xuất khẩu ra nước ngoài”.
Cũng theo Kim Ngân, “Lỗ hổng” chính giữa giáo dục và yêu cầu công việc là về kiến thức thực tế. Nơi đào tạo cần cung cấp nhiều hơn lượng kiến thức ứng dụng được vào thực tế. Bên cạnh đó, các kỹ năng mềm cũng là yếu tố quan trọng trong thời kỳ hội nhập hiện nay. Từ phía nơi đào tạo cũng nên chú trọng vào các kỹ năng này cho phù hợp với yêu cầu công việc của sinh viên sau này. Nơi đào tạo và doanh nghiệp nên chủ động liên hệ và gắng kết với nhau trong quá trình đưa ra chương trình đào tạo cho sinh viên, giúp tạo ra một chương trình đào tạo phù hợp về cả cung và cầu lao động.
 
                                                             Theo Báo Thanh niên
 
 

Các tin khác


Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Phát huy sự chủ động của nhà trường trong lựa chọn sách giáo khoa

Năm học tới, với học sinh các lớp 5, lớp 9 và lớp 12 sẽ là năm học đầu tiên thực hiện việc học sách giáo khoa mới theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, cùng với đó sẽ giao quyền tự quyết chọn sách giáo khoa cho các nhà trường.

Đổi mới để giáo dục mầm non phát triển toàn diện

Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân nhằm phát triển toàn diện trẻ em về thể chất, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách. Những năm qua, giáo dục mầm non đã được các cấp, các ngành, địa phương quan tâm đầu tư phát triển nhưng vẫn chưa theo kịp yêu cầu thực tiễn đặt ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục