Sáng 19-10, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức Lễ tuyên dương 252 nhà giáo, học sinh tiêu biểu của cả nước năm học 2015-2016 và Phát động phong trào thi đua “Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học” giai đoạn 2016-2020.

Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh phát biểu tại buổi lễ (Ảnh: Đ.L)

Đến dự buổi lễ có các đồng chí: Đặng Thị Ngọc Thịnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước; Nguyễn Thị Doan, nguyên Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam; Phan Thanh Bình, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa-Thanh niên-Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội…

Lễ tuyên dương được tổ chức nhằm mục đích tôn vinh, ghi nhận sự đóng góp của các nhà giáo và học sinh tiêu biểu có nhiều sáng kiến, đổi mới trong dạy, học và quản lý giáo dục tại các cơ sở giáo dục. Trong tổng số 252 gương mặt được tuyên dương có 126 nhà giáo là các thày cô và 126 học sinh ở các cấp học tại các trường học của 63 tỉnh thành trên cả nước.

Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thị Nghĩa cho biết, các thầy cô được tuyên dương là những tấm gương sáng về sự tận tâm, tận lực, đi đầu trong đổi mới quản lý, đổi mới phương pháp dạy học, có nhiều cải tiến, sáng kiến nâng cao chất lượng giáo dục. Các em học sinh được tuyên dương khen thưởng là những tấm gương vượt khó vươn lên học giỏi, rèn luyện tốt, đạt nhiều thành tích xuất sắc trong các kỳ thi học sinh giỏi, cuộc thi nghiên cứu khoa học, các giải văn hóa, thể thao…góp phần khẳng định bản lĩnh trí tuệ của tuổi trẻ Việt Nam. “Các thầy cô giáo và các em học sinh là những tấm gương tiêu biểu cho ý chí, nghị lực, khát vọng đổi mới sáng tạo của nhà giáo và học sinh cả nước” – Thứ trưởng nhấn mạnh.

Tại buổi lễ, Bộ GD-ĐT đã phát động phong trào thi đua với chủ đề “Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học giai đoạn 2016 - 2020” nhằm tạo môi trường và động lực để cán bộ, giáo viên và học sinh phấn đấu nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, động viên đội ngũ cán bộ, nhà giáo, nhân viên, học sinh năng động, sáng tạo nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học 2016 – 2017 và những năm tiếp theo.

Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã nhiệt liệt chúc mừng, biểu dương, khen ngợi các thầy cô giáo và học sinh là điển hình tiêu biểu nhất trong phong trào thi đua dạy tốt học tốt.

Phó Chủ tịch nước cho rằng lễ tuyên dương nhà giáo và học sinh tiêu biểu năm học 2015-2016 gắn với phát động phong trào thi đua Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học giai đoạn 2016-2020 có ý nghĩa khích lệ, động viên và tôn vinh những nhà giáo, cán bộ quản lý, học sinh có nhiều thành tích xuất sắc trong giảng dạy, nghiên cứu khoa học, quản lý giáo dục và học tập. Phó Chủ tịch nước tin tưởng rằng những tấm gương nhà giáo, học sinh được tôn vinh hôm nay sẽ được tuyên truyền, nhân rộng và lan tỏa trong toàn hệ thống giáo dục thời gian tới.

Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh cũng biểu dương những thành quả của ngành giáo dục đạt được trong những năm qua. Tuy nhiên, theo Phó Chủ tịch nước, ngành Giáo dục và đào tạo nước ta còn nhiều hạn chế, bất cập, có mặt còn tụt hậu so với sự phát triển của cuộc cách mạng tri thức, khoa học và công nghệ trong thời kỳ toàn cầu hóa.

Phó Chủ tịch nước đồng tình và hoan nghênh sáng kiến tổ chức, phát động phong trào thi đua “Đổi mới sáng tạo trong dạy và học giai đoạn 2016-2020” trong toàn ngành giáo dục. Để phong trào thực sự hiệu quả, Phó Chủ tịch nước nhấn mạnh một số nội dung để ngành Giáo dục nghiên cứu, thực hiện nhiệm vụ trong thời gian tới.

Đó là, Bộ GD-ĐT tiếp tục chỉ đạo và triển khai có hiệu quả việc đổi mới trong toàn hệ thống theo tinh thần Nghị quyết 29 của BCH T.Ư khóa XI. Trong đó, đặc biệt chú trọng gắn đổi mới với bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng của đất nước để chuẩn hóa chất lượng quản lý, chất lượng dạy và học; Cần quan trọng kết quả thực chất, không chạy theo thành tích và tiếp tục hoàn thiện các chương trình Bộ đã tiến hành đổi mới phù hợp hơn, gắn với yêu cầu thực tế.

Thứ hai, coi trọng và chuyển biển hơn về đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy để nâng cao tinh thần tự học và khơi dậy tư duy sáng tạo của học sinh trong học tập và thực hành, kể cả khả năng ngoại ngữ. Đặc biệt chú trọng giáo dục đào tạo đạo đức, nhân cách cho học sinh.

Thứ ba, phải thực sự coi trọng chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Thực hiện chuẩn hóa đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế của đất nước; có chính sách trọng dụng và khuyến khích những cán bộ quản lý, giáo viên có năng lực, tâm huyết, có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp. Đây là mấu chốt để khơi dậy tinh thần thi đua sáng tạo đổi mới trong dạy và học, tạo nên được môi trường sư phạm văn hóa, nhân văn và tiến bộ.

Bên cạnh đó, Phó Chủ tịch nước cũng yêu cầu Bộ GD-ĐT cũng cần quan tâm, đổi mới công tác thi đua, khen thưởng trong ngành theo hướng thực chất, thực sự tiêu biểu để đội ngũ thày giáo và các em học sinh không chỉ là người thầy giỏi, học sinh suất sắc mà còn là những tấm gương người tốt việc tốt trong xã hội.

Nhân lễ tuyên dương, Phó Chủ tịch nước mong mong toàn ngành hướng về đội ngũ nhà giáo và các em học sinh vùng bão lũ bằng những việc làm ý nghĩa nhất với truyền thống tương thân tương ái tốt đẹp của dân tộc ta.

 

                                                                                             Theonhandan

 

Các tin khác


Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Phát huy sự chủ động của nhà trường trong lựa chọn sách giáo khoa

Năm học tới, với học sinh các lớp 5, lớp 9 và lớp 12 sẽ là năm học đầu tiên thực hiện việc học sách giáo khoa mới theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, cùng với đó sẽ giao quyền tự quyết chọn sách giáo khoa cho các nhà trường.

Đổi mới để giáo dục mầm non phát triển toàn diện

Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân nhằm phát triển toàn diện trẻ em về thể chất, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách. Những năm qua, giáo dục mầm non đã được các cấp, các ngành, địa phương quan tâm đầu tư phát triển nhưng vẫn chưa theo kịp yêu cầu thực tiễn đặt ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục