(HBĐT) - Tự Do là xã đặc biệt khó khăn của huyện Lạc Sơn cách trung tâm huyện gần 30 km. Đường đi vào xã quanh co, dốc cao, một số đoạn chưa được cứng hóa khiến cho việc đi lại gặp không ít trở ngại. Cuộc sống của nhân dân chủ yếu dựa vào những ruộng ngô, sắn… đi kèm với đó, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo chiếm tới gần 70%. Do vậy, việc giáo dục của trường tiểu học và THCS Tự Do gặp muôn vàn khó khăn. Tuy nhiên, tập thể cán bộ, giáo viên cùng chung sức với xã, vượt qua trở ngại, nỗ lực đem con chữ đến với trẻ em nơi đây.

Một tiết học của học sinh trường TH&THCS Tự Do (Lạc Sơn).

Trường tiểu học và THCS Tự Do được sáp nhập ngày 1/8/2016 bao gồm 3 chi điểm trường, chi chính nằm tại xóm Kháy sát cạnh UBND xã, 2 chi còn lại đặt tại xóm Tren và xóm Sát. Với 18 lớp học, trong đó, 14 lớp tiểu học và 4 lớp THCS. Nhà trường có 311 học sinh, đa phần là người dân tộc thiểu số. Trao đổi với chúng tôi, Hiệu trưởng nhà trường Trần Văn Hoàn cho biết: Tuy cuộc sống còn khó khăn nhưng sự quan tâm của các bậc phụ huynh đối với việc học tập của con trẻ đã nâng lên do nhận thức được tầm quan trọng công tác giáo dục. Cùng với đó, sự vào cuộc quyết liệt của xã cùng các ban, ngành, đoàn thể liên quan phối hợp với từng thôn, xóm để vận động con em đến trường. Kết quả trong 3 năm trở lại đây, nhà trường không có học sinh bỏ học giữa chừng.  

Hiện nay, toàn trường có 25 giáo viên khối tiểu học và THCS. Đa số các thầy, cô giáo đều có trình độ đạt chuẩn và vượt chuẩn. Trong đó, riêng khối THCS có 45% giáo viên dạy giỏi cấp huyện. Hàng tháng, các tổ chuyên môn tổ chức dự giờ, trao đổi chuyên môn, xây dựng chuyên đề. Thường xuyên tham gia các lớp tập huấn của phòng GD&ĐT huyện tổ chức, tham dự đầy đủ các lớp chuyên đề của Sở GD&ĐT. Tổ chức sinh hoạt định kỳ hàng tháng. Tuy là giáo viên vùng cao nhưng các thầy, cô giáo hàng ngày vẫn cập nhật phương pháp giảng dạy mới qua Internet. Có nhiều sáng kiến kinh nghiệm của giáo viên được phòng GD&ĐT huyện đánh giá cao. Điển hình từ năm học 2014-2015 có sáng kiến kinh nghiệm của thầy Nguyễn Văn Hoàn được chọn đi thi  cấp tỉnh. 

Kết quả nỗ lực vượt khó của thầy và trò nhà trường, sự quan tâm sát sao của xã là trong năm học 2016-2017, toàn trường có 22 học sinh giỏi cấp huyện, trong đó có 2 em trong đội tuyển điền kinh đang tích cực luyện tập.  

Bên cạnh đó, công tác xã hội hóa giáo dục không ngừng được quan tâm. Với đặc thù là trường vùng cao đặc biệt khó khăn nên được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước. Các em học sinh được miễn tất cả các khoản đóng góp. Những em trong diện bán trú được hưởng chế độ 15 kg gạo, 605.000 đồng/tháng, hỗ trợ các em trong suốt năm học. Các nhà hảo tâm thường xuyên đến thăm trường, trao những phần quà có giá trị, động viên tinh thần để các em yên tâm đến trường.

 

                                                                        Đồng Hương

 

Các tin khác


Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Phát huy sự chủ động của nhà trường trong lựa chọn sách giáo khoa

Năm học tới, với học sinh các lớp 5, lớp 9 và lớp 12 sẽ là năm học đầu tiên thực hiện việc học sách giáo khoa mới theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, cùng với đó sẽ giao quyền tự quyết chọn sách giáo khoa cho các nhà trường.

Đổi mới để giáo dục mầm non phát triển toàn diện

Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân nhằm phát triển toàn diện trẻ em về thể chất, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách. Những năm qua, giáo dục mầm non đã được các cấp, các ngành, địa phương quan tâm đầu tư phát triển nhưng vẫn chưa theo kịp yêu cầu thực tiễn đặt ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục