(HBĐT) - Đến hẹn lại lên! Những ngày cuối tháng 6, các bạn thanh niên lại bước vào hành trình chiến dịch mùa hè xanh tình nguyện với hoạt động mở màn: tiếp sức mùa thi. Hành trang mang theo là màu áo xanh tình nguyện, mũ tai bèo và sự sôi nổi, khát khao cống hiến của tuổi trẻ.


Đã trở thành hoạt động thường niên, cứ mỗi mùa thi đến, BTV Tỉnh Đoàn lại xây dựng kế hoạch triển khai chương trình "Tiếp sức mùa thi” nhằm hướng dẫn, hỗ trợ, giúp đỡ thí sinh và người nhà thí sinh trong kỳ thi THPT quốc gia tại tỉnh. Năm nay cũng vậy, ngay từ khi phát động, chương trình đã nhận được hàng nghìn đơn đăng ký tham gia và thành lập được 27 đội tại tất cả các huyện, thành phố. Trong đó, tại 5 điểm thi tốt nghiệp THPT lấy điểm xét tuyển ĐH, CĐ, BTV Tỉnh Đoàn đã chỉ đạo các Đoàn phường, phối hợp cùng các trường học tuyển chọn 230 thanh niên tình nguyện có kết quả học tập, rèn luyện tốt và có kinh nghiệm tham gia hoạt động phong trào để tổ chức tập huấn, hướng dẫn về nội dung, phương pháp tham gia chương trình tiếp sức mùa thi.

Với mục tiêu: "tổ chức thực hiện tốt các nhiệm vụ trong thời gian ngắn nhất, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho thí sinh và người nhà”, 5 đội thanh niên tình nguyện tại các điểm thi đã chia ra thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm từ 10-20 bạn, như: nhóm tuyên truyền, vận động và tìm nhà trọ giá rẻ; nhóm bảo vệ an ninh trật tự tại điểm thi của nhà trường; nhóm tình nguyện phân luồng và chống ùn tắc giao thông tại ngã tư… thời gian hoạt động tình nguyện bắt đầu từ 6 - 18 giờ hàng ngày, thực hiện từ ngày 21 đến hết ngày 24/6.

 

Đội hình thanh niên tình nguyện tiếp sức mùa thi năm 2017 tại 5 điểm thi tốt nghiệp THPT lấy điểm xét tuyển ĐH, CĐ hô vang "quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ” tại lễ xuất quân.

Chị Vũ Thị Duyên, Phó Ban phụ trách Ban TTN- Trường học cho biết: "230 tình nguyện viên tham gia các đội tiếp sức mùa thi năm 2017 đã được tập huấn kỹ càng để tạo mọi điều kiện tốt nhất cho các thí sinh trong những ngày thi sắp tới. Hiện tại, BTV Tỉnh Đoàn đã giao Ban TTN- trường học tìm kiếm và kết nối được với các nhà trọ giá rẻ hoặc miễn phí trên địa bàn. Với những thí sinh có hoàn cảnh khó khăn, chúng tôi sẽ bố trí riêng 1 tình nguyện viên hỗ trợ trong suốt quá trình thi.

Nguyễn Thị Mai Linh, thành viên đội thanh niên tình nguyện tiếp sức mùa thi tại điểm trường THPT Ngô Quyền cho biết: Năm 2014, tôi lần đầu tham gia kỳ thi đại học. Vừa xuống bến xe đã có các anh, chị trong trang phục áo xanh tình nguyện vây quanh hỏi han, tận tình chỉ dẫn, giúp đỡ. Ngay lúc đó tôi đã nuôi hi vọng một ngày nào đó sẽ khoác trên mình chiếc áo xanh, giúp các thế hệ sau như lời cảm ơn chân thành gửi đến các anh, chị đã hỗ trợ tôi ngày đầu chân ướt, chân ráo đi thi.

Đã có 2 năm tham gia đội hình thanh niên tình nguyện tiếp sức mùa thi, Bùi Ánh Hồng (Trường cao đẳng Kinh tế kỹ thuật Hòa Bình) chia sẻ: Những giây phút hoạt động hăng say, những phút nghỉ trưa ngắn ngủi nhưng tràn ngập lời ca, tiếng cười là những kỷ niệm không thể quên với mỗi thanh niên tình nguyện tiếp sức mùa thi. Năm nào cũng vậy, dưới tiết trời nắng nóng có lúc lên đến 40oC nhưng chúng tôi luôn cố gắng hết mình mang nước uống, quạt nhựa đến tận tay các sĩ tử, mang nụ cười và những câu hỏi thăm để trấn an tâm lý của các em thí sinh và người thân.

Tuy nhiên, khi kỳ thi THPT quốc gia được tổ chức tại địa phương, cũng không ít người băn khoăn rằng: Liệu việc tổ chức "tiếp sức” có thực sự cần thiết? Chị Vũ Thị Duyên khẳng định: Mặc dù trên danh nghĩa là thi tại địa phương, nhưng vì đa số các cụm thi tại mỗi tỉnh chủ yếu nằm ở khu vực trung tâm nên các thí sinh từ các vùng sâu, huyện xa vẫn phải lặn lội đến các cụm thi trung tâm này để dự thi. Nỗi lo về tài chính, chỗ ở, phương tiên đi lại, việc ăn uống của các thí sinh vẫn còn đó. Vì vậy, vai trò của Tiếp sức mùa thi năm 2017 không có gì thay đổi so với những năm trước. Ngoài những nỗi lo trên, dù quy chế thi có thay đổi nhưng tâm lý hồi hộp, lo lắng của các thí sinh trước một kì thi quan trọng vẫn luôn hiện hữu. Lúc này, những chia sẻ về kinh nghiệm thi cử, về niềm vui của giảng đường…từ các chiến sĩ tình nguyện luôn là nguồn động viên tinh thần lớn đối với mỗi thí sinh. Sức sống suốt 15 năm của tiếp sức mùa thi tồn tại phần nào dựa trên những giá trị tinh thần đó, bất chấp những biến động của kì thi đại học.

 


                                                                                   Hải Yến



Các tin khác


Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Phát huy sự chủ động của nhà trường trong lựa chọn sách giáo khoa

Năm học tới, với học sinh các lớp 5, lớp 9 và lớp 12 sẽ là năm học đầu tiên thực hiện việc học sách giáo khoa mới theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, cùng với đó sẽ giao quyền tự quyết chọn sách giáo khoa cho các nhà trường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục