Kỳ 2 -  Sức lan tỏa những nhân tố, mô hình điểm
(HBĐT) - 10 năm sau khi Chỉ thị số 11-CT/TW của Bộ Chính trị được ban hành, dưới sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, sự phối hợp chặt chẽ của các ban, ngành, đoàn thể và đặc biệt là tinh thần đoàn kết của mọi tầng lớp nhân dân, phong trào khuyến học, khuyến tài trong tỉnh đã có sức lan tỏa mạnh mẽ, nhiều cá nhân, điển hình được phát hiện.


Người dân xã Hang Kia (Mai Châu) tham gia lớp tập huấn nâng cao kiến thức pháp luật, sản xuất phát triển kinh tế. ảnh: D.L

Chuyển hoá điểm nóng ma tuý bằng phong trào học tập

Nhắc đến 2 xã Hang Kia, Pà Cò (Mai Châu) là người nghe ái ngại với địa bàn nóng về ma túy và những hủ tục lạc hậu trong tang ma, cưới hỏi. Những người bạo gan cũng phải chùn tay khi bốc miếng cơm bón vào miệng người đã chết. Ngoài ra, phong tục của người Mông khi con xây dựng gia đình ra ở riêng sẽ được bố mẹ cho trâu, bò nên khi bố, mẹ mất, con cái cũng phải báo hiếu bằng cách giết trâu, bò góp làm lễ trong đám tang. Đây là phong tục bắt buộc, nếu con cái không có cũng phải vay mượn để góp làm.

Tuy nhiên, đến nay nhờ sự vào cuộc của các cấp ủy Đảng, chính quyền tuyên truyền, vận động người dân từng bước xóa bỏ những hủ tục lạc hậu thì nhận thức của người dân tại 2 xã đã có bước chuyển biến tích cực trong việc nâng cao ý thức chấp hành pháp luật. Ban Dân vận Huyện ủy đã phát huy có hiệu quả vai trò, tiếng nói của đội ngũ già làng, trưởng bản trong việc vận động con cháu, người dân điều chỉnh việc cưới, việc tang theo nếp sống văn hóa mới. Người dân đã nghe theo Đảng xóa bỏ hoàn toàn cây thuốc phiện.

Hội Khuyến học huyện đã tham mưu các cấp ủy Đảng, chính quyền lồng ghép và tăng cường vai trò của các Trung tâm học tập cộng đồng để người dân có nơi sinh hoạt, học tập cộng đồng, cùng nhau học pháp luật, học bảo vệ sức khỏe, ăn chín, uống sôi, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và bảo vệ môi trường. Đặc biệt phong trào xây dựng gia đình, dòng họ học tập tại hai xã đã được lồng ghép vào các buổi học của người dân. Trẻ em được đi học đúng độ tuổi và đã có những bác sỹ, kỹ sư là người trong bản Mông. Cây thuốc phiện bây giờ được thay thế bằng cây đào lai giống Pháp mang lại hiệu quả kinh tế. Những vườn chè shan tuyết xanh tốt hứa hẹn nhiều thắng lợi trên mảnh đất này.

Gia đình ông Khà A Sềnh, xóm Hang Kia, xã Hang Kia; Phàng A Sồng, xóm Chà Đáy, xã Pà Cò là những gia đình có thu nhập từ 100 - 150 triệu đồng/năm nhờ phát triển kinh tế nông nghiệp. Anh Sùng A Pha, Bí thư chi bộ xóm Chà Đáy là người tiên phong trồng chè shan tuyết và cây ăn quả cho thu nhập cao. Hang Kia, Pà Cò đã đạt chuẩn phổ cập mầm non cho trẻ 5 tuổi, phổ cập tiểu học mức độ 3, phổ cập THCS và xóa mù chữ. Đây là nỗ lực của không chỉ Đảng bộ, chính quyền và nhân dân hai xã mà còn là sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh, huyện, ngành Giáo dục và thể hiện quyết tâm của Đảng trong việc xây dựng đời sống văn hóa đối với nhân dân…

Và những kỳ vọng

Tỉnh Hòa Bình giàu bản sắc văn hóa dân tộc còn rất nhiều mô hình, điển hình về việc học tập, những người lao động sáng tạo đem lại hiệu quả kinh tế cao trong lao động và sản xuất, hay những tấm gương vươn lên trong học tập, không ngại tuổi tác như cụ ông Xa Văn Thế ở xã Đồng Chum (Đà Bắc) gạt qua dư luận xã hội khi đã 70 tuổi nhưng vẫn học để lấy bằng THCS, gia đình chị Bùi Thị Tình ở phường Thái Bình (TP Hòa Bình) mặc dù rất khó khăn chỉ trông vào 1 sào ruộng và mảnh vườn 100 m2, nhưng nhờ tự học tập và đến Trung tâm học tập cộng đồng để nâng cao kỹ thuật nông nghiệp mà vườn rau của chị đã được canh tác theo mô hình trồng rau sạch, có thu nhập khá. Trên vùng lòng hồ sông Đà có ông Nguyễn Đình Tuy, hội viên khuyến học xã Vầy Nưa (Đà Bắc) sinh sống trên đảo Dừa, vận động du khách đến thăm quan cùng xây dựng quỹ khuyến học giúp học sinh khó khăn. Dòng họ Vũ Đình xã Yên Trị, huyện Yên Thủy là dòng họ xuất sắc trong phong trào xây dựng dòng họ học tập, cách hoạt động bài bản của Ban Khuyến học dòng họ với góc học tập đạt tiêu chuẩn "4 có, 3 không”, đã đem lại hiệu quả học tập cho người học…

Đó là thành quả sự vào cuộc quyết liệt của lãnh đạo tỉnh trong việc quyết tâm xây dựng tỉnh Hòa Bình trở thành một xã hội học tập. Là việc thực hiện nghiêm túc, có nhiều biện pháp chỉ đạo, nhận thức về công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập trong các cấp ủy, chính quyền địa phương. Hội Khuyến học tỉnh ngày càng thể hiện rõ vị trí, vai trò của mình trong việc phối hợp với ngành GD&ĐT, các ban, ngành, MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội, đồng thời chủ động tham mưu với cấp ủy, chính quyền tổ chức triển khai có hiệu quả chủ trương của Đảng về công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập, đưa Chỉ thị số 11-CT/TW của Bộ Chính trị vào cuộc sống. Thực tiễn đã minh chứng rằng nơi nào cấp ủy, chính quyền quan tâm triển khai đầy đủ, nghiêm túc các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập đến cán bộ, đảng viên và nhân dân, đồng thời có sự phối kết hợp chặt chẽ trong tổ chức thực hiện thì phong trào nơi đó sẽ chất lượng và phát triển.

Bước sang kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của Công nghệ 4.0 đòi hỏi mỗi người trong xã hội cần phải học tập không ngừng, học tập mỗi ngày. Sức mạnh của trí tuệ nhân tạo, sự phát triển của công nghệ sinh học, các ứng dụng của cơ sở dữ liệu lớn cần phải có sự đồng hành hiểu biết của con người để làm chủ tương lai, làm chủ xã hội. Chỉ thị số 11 của Bộ Chính trị đã đến từng bản làng, thôn xóm, mang lại ấm no, hạnh phúc cho nhân dân mà cốt lõi của những thành tựu đó chính là việc mỗi người dân đều tự học tập để xây dựng đất nước trở thành một xã hội học tập. Đó cũng là thể hiện của ý Đảng với lòng dân đã hòa làm một.

Thanh Huyền
(Hội Khuyến học tỉnh)

Các tin khác


“Hành trình thắp sáng ước mơ” tại Trường THPT Tân Lạc

Đoàn Trường THPT Tân Lạc vừa phối hợp các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường tổ chức chương trình "Hành trình thắp sáng ước mơ”. Đến dự có đại diện lãnh đạo Sở GD&ĐT, UBND huyện Tân Lạc. Chương trình có sự hiện diện của nhà báo Tạ Bích Loan - Trưởng Ban sản xuất các chương trình giải trí (VTV 3) Đài Truyền hình Việt Nam...

Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố đề thi tham khảo kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) ngày 22/3 đã công bố 15 đề thi tham khảo Kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2024.

Trang bị kỹ năng sơ cấp cứu cho 500 giáo viên, học sinh

Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) tỉnh, Hội CTĐ thành phố Hòa Bình vừa phối hợp tổ chức tập huấn, truyền thông phòng ngừa, ứng phó thiên tai, thảm họa và sơ cấp cứu cho trên 500 giáo viên, học sinh Trường phổ thông Dân tộc nội trú THPT tỉnh.

Chuyển biến trong công tác giáo dục ở huyện Mai Châu

Chất lượng giáo dục đại trà trên địa bàn huyện Mai Châu từng bước được nâng lên, giáo dục mũi nhọn đạt nhiều kết quả tích cực; công tác quản lý giáo dục được đổi mới, đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên phát triển về mọi mặt, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của địa phương... Đó là những kết quả nổi bật mà ngành Giáo dục huyện Mai Châu đạt được.

Nâng cao chất lượng giáo dục qua hội thi giáo viên dạy giỏi

Mỗi năm học, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) phối hợp Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố tổ chức hội thi giáo viên dạy giỏi nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy cho đội ngũ giáo viên. Với hội thi giáo viên dạy giỏi trung học phổ thông (THPT) cấp tỉnh thường niên đã trở thành sự kiện quan trọng, là ngày hội thao giảng của giáo viên nhằm góp phần vào thúc đẩy sự nghiệp GD&ĐT tỉnh nhà.

Cục Thi hành án dân sự tặng quà học sinh nghèo vượt khó xã Tân Minh

Thiết thực kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh với chủ đề "Thanh niên xung kích tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng”, ngày 19/3, Đoàn Thanh niên Cục Thi hành án dân sự tỉnh đã đến thăm, tặng quà thầy và trò Trường tiểu học xã Tân Minh, huyện Đà Bắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục