(HBĐT) - 5 tuổi, cháu Lường Đại Nghĩa ở xóm Tình, xã Tu Lý (Đà Bắc) chỉ sống với mẹ. Cuộc sống của 2 mẹ con Nghĩa phụ thuộc chủ yếu vào ít ruộng của ông bà để lại và thu nhập thêm việc thu gom phế liệu. Do vậy, cuộc sống của 2 mẹ con gặp rất nhiều khó khăn. "Khó khăn này còn lớn hơn nếu con tôi đến trường mà không có sự hỗ trợ của Nhà nước”, chị Lường Thị Thu chia sẻ.


Cô giáo Bùi Thị Hoa, Hiệu trưởng trường mầm non Tu Lý cho biết: Em Lường Đại Nghĩa chỉ là một trong số nhiều học sinh của nhà trường đang được thụ hưởng các chính sách hỗ trợ của Nhà nước. Năm học 2018 - 2019, nhà trường có 315 học sinh. Trong đó, trên 90% học sinh là người dân tộc. Những năm qua, các cháu trong nhóm tuổi mẫu giáo từ 3 - 5 tuổi là người dân tộc khi đến trường đều được hưởng các chế độ, chính sách về hỗ trợ tiền ăn trưa với mức 120 nghìn đồng/cháu/ tháng. Ngoài ra, đối với học sinh thuộc diện hộ nghèo còn được miễn học phí toàn phần và hưởng chế độ hỗ trợ chi phí học tập với mức 100 nghìn đồng/cháu/tháng. Đối với các cháu là con em dân tộc không thuộc diện hộ nghèo cũng được giảm 70% tiền học phí...

Từ việc thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách hỗ trợ của Nhà nước đã có tác động lớn đối với các em học sinh, nhất là những gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Những chính sách này đã đỡ phần đóng góp cho các gia đình. Ngoài ra, việc thực hiện các chính sách hỗ trợ của Nhà nước đã góp phần nâng cao chất lượng công tác chăm sóc, giáo dục cho các em. Theo đó, "Khi chưa thực hiện các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, nhiều gia đình có hoàn cảnh khó khăn, không đủ điều kiện về kinh tế để đóng góp cho các cháu học bán trú. Sau khi có các chính sách hỗ trợ, đến nay, 100% học sinh của nhà trường đã được học bán trú. Nhờ đó, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng của nhà trường từ chỗ chiếm tỷ lệ 8 - 9% những năm trước đến nay đã giảm xuống còn khoảng 4%; tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi giảm còn 5%. Chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường ngày càng được nâng lên”, cô giáo Bùi Thị Hoa cho biết thêm.


Thời gian qua, ngành GD&ĐT huyện Đà Bắc tăng cường dạy tiếng Việt cho trẻ em người dân tộc thiểu số. (ảnh: Năm học 2018 - 2019 có 100% trẻ 4 - 5 tuổi tại trường mầm non Tu Lý được làm quen với tiếng Việt).

Không chỉ ở trường mầm non Tu Lý mà theo đồng chí Quản Văn Giang, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Đà Bắc, năm học 2018 - 2019,huyện Đà Bắc có gần 13.000 học sinh ở các cấp học. Nhờ sự quan tâm đầu tư của Nhà nước bằng các chính sách đặc thù như hỗ trợ gạo, chi phí học tập, tiền ăn trưa, tiền bán trú... đã góp phần tạo sức bật cho công tác GD&ĐT của địa phương. Nhờ vậy, tỷ lệ học sinh bỏ học của huyện luôn duy trì ở mức 0,12% - 0,14%. Từ khi thực hiện các chế độ, chính sách hỗ trợ, việc huy động trẻ trong các độ tuổi ra lớp rất cao. Trong đó, tỷ lệ trẻ trong độ tuổi ra lớp luôn đạt tỷ lệ 100%, trẻ trong độ tuổi nhà trẻ ra lớp đạt tỷ lệ trên 60%, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng giảm mạnh. Việc triển khai thực hiện kịp thời, đầy đủ các chế độ, chính sách cho học sinh cũng có ý nghĩa rất lớn trong việc giúp các em có hoàn cảnh khó khăn, thuộc diện hộ nghèo trên địa bàn huyện có điều kiện được học tập được tốt hơn. Hơn nữa, việc thực hiện tốt các chính sách này cũng là đảm bảo "3 đủ” (đủ ăn, đủ mặc và đủ sách vở) cho các em đến trường. Theo đó, những năm qua, ngành GD&ĐT huyện Đà Bắc chủ động tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền địa phương và phối hợp với các phòng, ban của huyện tập trung giải quyết kịp thời, đầy đủ các chế độ, chính sách cho học sinh, nhất là học sinh dân tộc và học sinh bán trú. Trong năm học 2017 - 2018, ngành GD&ĐT huyện tiếp nhận, vận chuyển và giao đến các trường có học sinh bán trú 225.325kg gạo theo Quyết định số 36/2013/QĐ-TTg.

Hàng năm, Phòng GD&ĐT huyện cũng đẩy mạnh xây dựng và mở rộng mô hình trường bán trú dân nuôi, thu hút học sinh đến trường; tập trung chỉ đạo, nâng cao chất lượng giáo dục ở các cấp học và đối với giáo dục dân tộc, giáo dục vùng khó khăn nhằm rút ngắn khoảng cách chênh lệch về chất lượng giáo dục giữa vùng thuận lợi và vùng khó khăn. Tính đến nay, toàn huyện đã có 17/53 trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia. Trong đó có 2 đơn vị đạt chuẩn quốc gia mức độ 2. Đáng chú ý trong đó có những trường ở địa bàn đặc biệt khó khăn như trường mầm non Yên Hoà, trường THCS Tân Pheo A, trường tiểu học Tân Pheo B, trường tiểu học Mường Chiềng... Đặc biệt, trường TH&THCS xã Hào Lý đã trở thành trường liên cấp đầu tiên của tỉnh được công nhận đạt chuẩn quốc gia.

Từ sự quan tâm đó, trong năm học 2017 - 2018, chất lượng giáo dục của huyện Đà Bắc không ngừng được nâng lên. Toàn huyện có 960/965 học sinh hoàn thành chương trình tiểu học, đạt 99,5%; 99,3% học sinh lớp 1, 2, 3, 4 được lên lớp thẳng; bậc THCS có 695/697 em, đạt 99,7% học sinh được xét công nhận tốt nghiệp. Trong đó có 52 em đạt loại giỏi, 305 em đạt loại khá. Huyện có 73 học sinh tham dự kỳ thi học sinh giỏi lớp 9 bậc THCS, trong đó có 27 em đạt giải. 100% xã, thị trấn được công nhận đạt chuẩn PCGD mầm non trẻ 5 tuổi; 18/20 xã, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS mức độ 3; 100% số xã, thị trấn đạt phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3; chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý không ngừng được nâng lên... đã góp phần tạo sức bật cho công tác giáo dục nói chung và giáo dục dân tộc ở huyện Đà Bắc nói riêng.


Mạnh Hùng


Các tin khác


Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Phát huy sự chủ động của nhà trường trong lựa chọn sách giáo khoa

Năm học tới, với học sinh các lớp 5, lớp 9 và lớp 12 sẽ là năm học đầu tiên thực hiện việc học sách giáo khoa mới theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, cùng với đó sẽ giao quyền tự quyết chọn sách giáo khoa cho các nhà trường.

Đổi mới để giáo dục mầm non phát triển toàn diện

Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân nhằm phát triển toàn diện trẻ em về thể chất, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách. Những năm qua, giáo dục mầm non đã được các cấp, các ngành, địa phương quan tâm đầu tư phát triển nhưng vẫn chưa theo kịp yêu cầu thực tiễn đặt ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục