(HBĐT) - Học sinh mầm non biết hát "Ru ún”, học sinh tiểu học biết đánh chiêng, lên bậc THPT biết hòa tấu nhạc cụ dân tộc. Đó là những điều tưởng chừng giản đơn nhưng là kết quả quá trình nỗ lực của ngành GD&ĐT tỉnh trong việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường.


Theo thời gian, có một sự thật rất đáng quan ngại đó là bản sắc văn hóa Mường đang dần bị phai nhạt ngay chính trên cái nôi của văn hóa Mường -Bi, Vang, Thàng, Động. Những nếp nhà sàn được thay dần bằng nhà xây, câu hát thường rang, bọ mẹng bị lãng quên bởi dòng nhạc thị trường, váy Mường không được yêu chuộng bằng trang phục hiện đại. Đặc biệt, đối với người trẻ tuổi, học sinh, sinh viên, văn hóa Mường dường như chỉ còn đọng lại rõ nét hơn qua những bộ trang phục dân tộc. Do đó, trong những năm qua, cùng với giáo dục tri thức, đạo đức cho học sinh, Sở GD&ĐT luôn quan tâm, chỉ đạo giáo dục cho học sinh tình yêu quê hương, yêu mảnh đất nơi mình đã sinh ra và lớn lên. Đặc biệt là giáo dục, trang bị cho các em việc tìm hiểu, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, qua đó giúp các em cảm thấy tự hào khi được sinh ra và lớn lên trên quê hương Hòa Bình.


Học sinh trường THPT Quyết Thắng (Lạc Sơn) trình diễn hòa tấu nhạc cụ dân tộc Mường tại Hoạt động ngoại khóa thi "Tìm hiểu bản sắc văn hóa dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình” do Sở GD&ĐT tổ chức.

Đồng chí Nguyễn Đức Lương, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT cho biết: Ngành GD&ĐT luôn quan tâm nâng cao trách nhiệm của cán bộ, giáo viên nhà trường trong việc giáo dục văn hóa dân tộc, tình yêu, lòng tự hào, tự tôn với bản sắc văn hóa dân tộc tỉnh nhà đối với học sinh. Phát huy vai trò của Ban giám hiệu, các tổ chức đoàn thể, đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp, giáo viên dạy bộ môn, giáo viên làm Bí thư Đoàn Thanh niên trong việc tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, rèn kỹ năng sống. Nội dung các hoạt động giáo dục giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Mường được tổ chức thiết thực, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh và điều kiện thực tế của nhà trường.

Bên cạnh việc yêu cầu học sinh mặc trang phục dân tộc vào các ngày theo quy định, nhất là đối với học sinh các trường DTNT, các nhà trường quan tâm tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa. Liên tục trong tháng 2 và tháng 3 vừa qua, Sở GD&ĐT tổ chức hoạt động ngoại khóa thi "Tìm hiểu bản sắc văn hóa dân tộc Mường Hòa Bình” cho học sinh các trường THPT trên địa bàn huyện Lạc Sơn, Tân Lạc. Đây là hoạt động được tổ chức thường xuyên giữa các cụm trường THPT với mục đích đẩy mạnh công tác giáo dục toàn diện, tạo sân chơi bổ ích, hấp dẫn, cơ hội học tập, mở rộng kiến thức, nâng cao kỹ năng sống, trải nghiệm cho học sinh, đồng thời giáo dục lòng yêu nước, tự hào, tự tôn dân tộc, giúp các em có ý thức bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

Giáo dục về bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số cho học sinh qua hoạt động ngoại khóa không chỉ được thể hiện qua những hoạt động văn hóa, văn nghệ mà còn thể hiện ở một số hình thức khác. Một số trường học có cách làm sáng tạo đó là thiết kế khu vực trưng bày hiện vật. Đưa chúng tôi đi thăm khu trưng bàn hiện vật dân tộc Mường, cô giáo Nguyễn Thị Thu Hương, Hiệu trưởng Trường tiểu học Phong Phú (Tân Lạc) cho biết: Nhà trường xây dựng khu trưng bày hiện vật dân tộc Mường gồm những sản phẩm văn hoá đặc trưng như trang phục, trang sức, vật dụng sinh hoạt, chiêng… để học sinh thăm quan, tìm hiểu và sử dụng trong các ngày lễ hội. Việc sưu tầm, tập hợp, trưng bày, giới thiệu và gìn giữ những tài liệu, hiện vật có liên quan đến văn hoá dân tộc trong phòng truyền thống của nhà trường nhằm đáp ứng nhu cầu học tập, cung cấp thông tin, phổ biến tri thức để thực hiện nhiệm vụ giáo dục truyền thống cho giáo viên, nhân viên và học sinh. Đó cũng là cách để trực tiếp khơi gợi ở học sinh ý thức giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc từ ngàn xưa.

  

Dương Liễu


Các tin khác


Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Phát huy sự chủ động của nhà trường trong lựa chọn sách giáo khoa

Năm học tới, với học sinh các lớp 5, lớp 9 và lớp 12 sẽ là năm học đầu tiên thực hiện việc học sách giáo khoa mới theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, cùng với đó sẽ giao quyền tự quyết chọn sách giáo khoa cho các nhà trường.

Đổi mới để giáo dục mầm non phát triển toàn diện

Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân nhằm phát triển toàn diện trẻ em về thể chất, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách. Những năm qua, giáo dục mầm non đã được các cấp, các ngành, địa phương quan tâm đầu tư phát triển nhưng vẫn chưa theo kịp yêu cầu thực tiễn đặt ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục