Không ghi xếp loại trên bằng tốt nghiệp là hoàn toàn hợp lý. Sinh viên có xếp loại cao không đồng nghĩa với việc họ có thể hoàn thành tốt công việc mà doanh nghiệp đang cần.

Đó là ý kiến của nhiều lãnh đạo doanh nghiệp khi nói về dự thảo Thông tư ban hành quy định nội dung chính ghi trên văn bằng giáo dục đại học, bao gồm: bằng cử nhân, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ và bằng tiến sĩ danh dự. Trong đó, điểm đáng chú ý nhất là không ghi loại hình đào tạo, xếp loại trên bằng đại học.

Tốt nghiệp loại giỏi không đồng nghĩa với việc doanh nghiệp cần - 1
 

Nhấn để phóng to ảnh

Ông Bùi Quang Cường, giám đốc công ty iViet

Ông Bùi Quang Cường, giám đốc công ty iViet: Đánh giá cao khả năng xử lý vấn đề tốt hơn là bằng cấp.

Theo tôi, không ghi xếp loại trên bằng tốt nghiệp là hoàn toàn hợp lý. Sinh viên có xếp loại cao không đồng nghĩa với việc họ có thể hoàn thành tốt công việc mà doanh nghiệp đang cần. Bởi hiện nay, giữa việc đào tạo ở trường và kỹ năng thực tế tại doanh nghiệp vẫn đang có một khoảng cách. Hầu hết các bạn sinh viên ra trường kể cả bằng giỏi, xuất sắc thì doanh nghiệp vẫn phải mất thời gian đào tạo lại để phù hợp với tình hình thực tế.

Doanh nghiệp ngày nay, nhất là những doanh nghiệp tư nhân sẽ rất "thực dụng”, bạn nào tạo được nhiều giá trị cho doanh nghiệp, bạn đó sẽ được trọng dụng chứ không phải là một bạn có bằng xếp loại cao. Thậm chí những doanh nghiệp hàng đầu thế giới như Apple, Google, IBM… đều rộng mở cửa cho những bạn không có bằng đại học vẫn có thể ứng tuyển và gia nhập.

Ngày nay, với sự phát triển như vũ bão của công nghệ, những gì bạn được học ở trường có khi ngoài thực tế doanh nghiệp đã trở thành lạc hậu. Lý do, để trở thành giáo trình học ở trường phải trải qua rất nhiều công đoạn duyệt, chỉnh sửa thông thường sẽ tính đơn vị là năm và trong quá trình làm việc đó, doanh nghiệp bên ngoài họ đã phải thay đổi để phù hợp với tình hình của thị trường.

Như đối với iViet, chúng tôi đánh giá cao kỹ năng thích nghi nhanh với sự thay đổi, khả năng xử lý vấn đề tốt hơn là bằng cấp. Những kinh nghiệm, bằng cấp bạn đó có được trong quá khứ phản ánh rằng bạn ý có thể có nền tảng tốt và nền tảng đó cần phải làm bàn đạp để giải quyết những công việc mới chứ không phải làm lại những gì quá khứ bạn ý đã làm.

Tốt nghiệp loại giỏi không đồng nghĩa với việc doanh nghiệp cần - 2
 

Nhấn để phóng to ảnh

Ông Nguyễn Huy Hoàng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Getfly Việt Nam.

Ông Nguyễn Huy Hoàng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Getfly Việt Nam: Bỏ thông tin xếp loại trên bằng đại học là hoàn toàn hợp lý!

Tôi đồng ý với việc không ghi Xếp loại trên bằng tốt nghiệp và kèm theo phụ lục ghi thông tin chi tiết của quá trình học tập mà Bộ GD&ĐT đưa ra.

Trước tiên, về mặt cảm nhận với việc bỏ hay không bỏ, tôi cũng có tham khảo ý kiến của các nhân viên trong công ty với câu hỏi: "Xếp loại trên bằng có quan trọng hay không?” thì đối với các trưởng bộ phận kinh doanh, họ cho rằng, thực lực là quan trọng nhất, và thực tế những người giỏi nhất trong công ty cũng không phải 100% là những người có xếp loại tốt.

 Chỉ có một bộ phận nói là quan trọng, đó là nhân sự, phụ trách vấn đề về tuyển dụng. Cũng dễ hiểu là bộ phận nhân sự thì luôn muốn có nhân sự tốt nhất cho công ty nên thường ưu ái những người xếp loại khá, giỏi.

Nhưng nếu chỉ đánh giá bằng việc xếp loại khá, giỏi trên bằng mà không nghiên cứu Bảng điểm để đánh giá quá trình cố gắng thì theo tôi không toàn diện, nên đối với tôi, việc đánh giá đó là không hợp lý.

Thứ hai, về tác dụng trong thực tế, bằng đại học là tấm vé đầu tiên của một người, thể hiện họ đã chuẩn bị hành trang như thế nào chứ không phải nói rằng họ sẽ thành công ra sao.

Để thành công trong công việc đòi hỏi quyết tâm và ý chí, sự bền bỉ, tính sáng tạo, khả năng teamwork, khả năng lãnh đạo... những kỹ năng thái độ này chẳng tấm Bằng nào phản ánh được.

Trong trường hợp cụ thể như công ty Getfly chúng tôi, mỗi nhân viên mới phải tham gia chương trình hội nhập (thường kéo dài 1 tuần), chúng tôi sẽ đánh giá nhân sự với đầy đủ các kỹ năng, thái độ trong suốt quá trình hội nhập – làm việc chứ không chỉ tham chiếu bằng xếp loại Bằng tốt nghiệp  hay Bảng điểm.

Do đó, với thực tế tại công ty mình, tôi thấy việc bỏ thông tin xếp loại trên bằng tốt nghiệp đại học là hoàn toàn hợp lý.

Tốt nghiệp loại giỏi không đồng nghĩa với việc doanh nghiệp cần - 3
 

Nhấn để phóng to ảnh

Bà Đào Khánh Chi, chuyên gia tuyển dụng cấp cao Tập đoàn Sun Group.

Bà Đào Khánh Chi, chuyên gia tuyển dụng cấp cao Tập đoàn Sun Group: Bản chất của đào tạo đại học, cao đẳng là hướng nghiệp!

 Bản chất của đào tạo đại học, cao đẳng là hướng nghiệp. Do đó nội dung đào tạo trong chương trình đại học hướng đến việc khai mở nguồn thông tin mới, tìm hiểu, nghiên cứu và thực hành để nắm được vấn đề cơ bản. Từ đó, học viên có nhiều trải nghiệm, kiến thức để định hình nghề nghiệp.

Việc phân loại trung bình – khá - giỏi không nói lên đúng mục tiêu đầu ra của đào tạo đại học. Hơn thế, với xu thế bài trừ "bệnh thành tích” thì việc phân loại và ghi trên bằng chỉ làm học viên trở nên gò bó trong tiêu chí phải đạt được.

Ngoài ra, bản chất của Bằng tốt nghiệp là thể hiện sự hoàn thành một chương trình học có nghiên cứu và mục tiêu cụ thể, khẳng định học viên có thể sẵn sàng đi tìm việc bên ngoài theo chuyên ngành đã học. Vì vậy, việc loại hình đào tạo, xếp loại được ghi trên bằng sẽ làm mất ý nghĩa tốt ưu của việc Tốt nghiệp, thay vào đó đẩy xu hướng thành kiến về bằng cấp và xếp loại học lực trở nên khó kiểm soát.



Theo Dân Trí

Các tin khác


“Hành trình thắp sáng ước mơ” tại Trường THPT Tân Lạc

Đoàn Trường THPT Tân Lạc vừa phối hợp các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường tổ chức chương trình "Hành trình thắp sáng ước mơ”. Đến dự có đại diện lãnh đạo Sở GD&ĐT, UBND huyện Tân Lạc. Chương trình có sự hiện diện của nhà báo Tạ Bích Loan - Trưởng Ban sản xuất các chương trình giải trí (VTV 3) Đài Truyền hình Việt Nam...

Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố đề thi tham khảo kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) ngày 22/3 đã công bố 15 đề thi tham khảo Kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2024.

Trang bị kỹ năng sơ cấp cứu cho 500 giáo viên, học sinh

Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) tỉnh, Hội CTĐ thành phố Hòa Bình vừa phối hợp tổ chức tập huấn, truyền thông phòng ngừa, ứng phó thiên tai, thảm họa và sơ cấp cứu cho trên 500 giáo viên, học sinh Trường phổ thông Dân tộc nội trú THPT tỉnh.

Chuyển biến trong công tác giáo dục ở huyện Mai Châu

Chất lượng giáo dục đại trà trên địa bàn huyện Mai Châu từng bước được nâng lên, giáo dục mũi nhọn đạt nhiều kết quả tích cực; công tác quản lý giáo dục được đổi mới, đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên phát triển về mọi mặt, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của địa phương... Đó là những kết quả nổi bật mà ngành Giáo dục huyện Mai Châu đạt được.

Nâng cao chất lượng giáo dục qua hội thi giáo viên dạy giỏi

Mỗi năm học, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) phối hợp Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố tổ chức hội thi giáo viên dạy giỏi nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy cho đội ngũ giáo viên. Với hội thi giáo viên dạy giỏi trung học phổ thông (THPT) cấp tỉnh thường niên đã trở thành sự kiện quan trọng, là ngày hội thao giảng của giáo viên nhằm góp phần vào thúc đẩy sự nghiệp GD&ĐT tỉnh nhà.

Cục Thi hành án dân sự tặng quà học sinh nghèo vượt khó xã Tân Minh

Thiết thực kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh với chủ đề "Thanh niên xung kích tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng”, ngày 19/3, Đoàn Thanh niên Cục Thi hành án dân sự tỉnh đã đến thăm, tặng quà thầy và trò Trường tiểu học xã Tân Minh, huyện Đà Bắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục