(HBĐT) -  Ngày 20/8, Bộ GD&ĐT và Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội đã tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 1 năm thực hiện đổi mới chương trình (CT), sách giáo khoa (SGK) giáo dục phổ thông (GDPT). Dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện các sở, ban, ngành liên quan.

 


Đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại điểm cầu tỉnh.

Thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội về đổi mới CT, SGK GDPT và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội điều chỉnh lộ trình thực hiện CT, SGK GDPT mới theo Nghị quyết số 88, Bộ GD&ĐT đã ban hành Chương trình GDPT 2018, đồng thời, phối hợp các bộ, ngành, địa phương chuẩn bị các điều kiện để triển khai thực hiện. Theo đúng lộ trình, CT, SGK GDPT mới đã được triển khai thực hiện đối với lớp 1 năm học 2020 - 2021.

1 năm qua, trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, toàn ngành GD&ĐT đã quyết tâm thực hiện Chương trình GDPT 2018 đối với lớp 1. Tổng hợp đánh giá của các địa phương về kết quả năm học 2020 - 2021 cho thấy, tất cả các trường tiểu học đã hoàn thành chương trình theo đúng kế hoạch; chất lượng học sinh lớp 1 đảm bảo theo chuẩn đầu ra, yêu cầu cần đạt của chương trình, đặc biệt, có một số mặt nổi trội hơn so với chương trình hiện hành, như học sinh mạnh dạn, tự tin hơn, dám thể hiện quan điểm của mình, biết nêu quan điểm qua tiết học cơ bản…

Tại hội nghị, các đại biểu tập trung đánh giá kết quả đạt được, thẳng thắn chỉ rõ những tồn tại, hạn chế trong việc biên soạn SGK, tiến độ và chất lượng ban hành tài liệu giáo dục địa phương chưa đáp ứng yêu cầu, chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý không đồng đều, điều kiện cơ sở vật chất tại các cơ sở GDPT thực hiện chương trình còn hạn chế...  

Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh nêu bật quyết tâm và kết quả đạt được của Hòa Bình trong 1 năm thực hiện đổi mới CT, SGK GDPT. Sau khi phân tích những khó khăn, vướng mắc của địa phương, đồng chí đề xuất Bộ GD&ĐT một số nội dung: Sớm phê duyệt, ban hành danh mục các bộ SGK để đảm bảo thời gian cho các cơ sở giáo dục nghiên cứu, kịp thời đề xuất lựa chọn; chỉ đạo nhà xuất bản công bố giá sách sớm để các hội đồng lựa chọn sách có căn cứ lựa chọn; xem xét và phê duyệt tài liệu giáo dục địa phương lớp 2 tỉnh Hòa Bình để đảm bảo thời gian tập huấn và triển khai sử dụng tài liệu trong năm học 2021 - 2022…

Phát biểu chủ trì hội nghị, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn khẳng định: Đổi mới CT, SGK GDPT là nội dung quan trọng trong công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT. Đây là chủ trương lớn và 1 năm qua, chúng ta đã đi đúng hướng. Đồng chí thống nhất triển khai CT, SGK GDPT trong thời gian tiếp theo. Trong đó, đề nghị tăng cường công tác truyền thông để tạo sự đồng thuận cao trong xã hội. Về phía Bộ GD&ĐT, để tiếp tục thực hiện hiệu quả chương trình, Bộ sẽ phối hợp rà soát, đánh giá để tham mưu Chính phủ ban hành các cơ chế, chính sách; tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn địa phương thực hiện hiệu quả việc quy hoạch mạng lưới trường, lớp, quy mô học sinh để tạo điều kiện thuận lợi, công bằng cho các đối tượng được thụ hưởng nền giáo dục tốt nhất, toàn diện nhất.

T.T


Các tin khác


Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục