(HBĐT) - "Dù năm nay đã ngoài 60 tuổi nhưng vì thấy chương trình có ý nghĩa thiết thực với bản thân và gia đình, tôi vẫn quyết tâm tham gia, phấn đấu trở thành một "công dân học tập” (CDHT) theo bộ tiêu chí của Hội Khuyến học (HKH) Việt Nam” - bà Nguyễn Thị Triệu, xóm Nam Sơn 2, xã Thu Phong (Cao Phong) chia sẻ.


Cán bộ Hội Khuyến học tỉnh và TP Hòa Bình (bên trái) trao đổi với người dân tham gia thực hiện mô hình "Công dân học tập" tại phường Thái Bình.

Bà Nguyễn Thị Triệu là 1 trong 30 công dân của xã Thu Phong tự nguyện đăng ký tham gia thực hiện thí điểm mô hình CDHT. Theo hướng dẫn của cán bộ làm công tác khuyến học, bà Triệu đã xây dựng kế hoạch học tập cụ thể, dễ ứng dụng, giúp sắp xếp công việc hợp lý, hơn nữa còn dạy các con biết tính toán làm ăn để nâng cao hiệu suất lao động. Từ khi tham gia chương trình, bà cũng cải thiện được kỹ năng tự học. Việc trau dồi tri thức và trang bị thêm những kỹ năng cần thiết trong cuộc sống giúp bà tiếp tục nâng cao ý thức rèn luyện, tạo lối sống lành mạnh, tích cực cho cả gia đình.

Cũng như bà Triệu, đa số người dân tham gia thực hiện thí điểm thời gian qua đều nhận thấy ý nghĩa thiết thực của mô hình CDHT do HKH Việt Nam phát động. Giai đoạn hai bắt đầu từ tháng 10/2020 - 7/2021, bộ tiêu chí CDHT được áp dụng đối với 3 nhóm đối tượng: Nông dân và lao động nông thôn, công nhân lao động trong các khu công nghiệp và nhóm trí thức. Căn cứ 3 năng lực cốt lõi và 10 chỉ số khung quy định cho từng nhóm đối tượng, các cá nhân tham gia mô hình tự giác phấn đấu, rèn luyện đạt kết quả, sau đó thu thập minh chứng và báo cáo HKH cấp cơ sở vào cuối giai đoạn thí điểm để được xem xét công nhận đạt danh hiệu CDHT.

Thực hiện theo hướng dẫn của HKH Việt Nam, cả 10 huyện, thành phố với 100% HKH xã, phường, thị trấn trong tỉnh đều tham gia. Trong đó, các huyện: Cao Phong, Yên Thủy, Lạc Thủy, TP Hòa Bình làm điểm chọn 90 công dân; các huyện còn lại chọn 30 công dân tham gia. Cùng với đó, các ban khuyến học trực thuộc HKH tỉnh lựa chọn 30 cán bộ, công chức, viên chức tham gia. Như vậy, toàn tỉnh có 572 công dân đăng ký tham gia mô hình, phấn đấu đạt tiêu chuẩn CDHT.

Đồng chí Phạm Hùng, Chủ tịch HKH huyện Cao Phong cho biết: Sau khi tiếp thu kế hoạch xây dựng mô hình CDHT của HKH tỉnh và bộ tiêu chí của 3 nhóm người lao động, HKH huyện đã triển khai xây dựng thí điểm mô hình trên địa bàn với 90 công dân của 3 xã tham gia, gồm: Thu Phong, Tây Phong, Nam Phong. Nhìn chung, mô hình được đánh giá thiết thực, ý nghĩa, 3 năng lực cốt lõi tương đối phù hợp để người dân vận dụng, phấn đấu.

Trên phạm vi toàn tỉnh, sau gần 1 năm thực hiện bộ tiêu chí hướng dẫn của HKH Việt Nam, mô hình CDHT bước đầu đã khích lệ mỗi cá nhân tích cực hơn trong học tập thường xuyên, có ý thức áp dụng kiến thức, kỹ năng được học vào thực tiễn lao động sản xuất, công tác. Nhiều công dân đã biết cách khai thác thông tin bổ ích, vận dụng linh hoạt vào cuộc sống, giúp nâng cao hiệu suất lao động. Trong 572 công dân tham gia mô hình đã có 355 công dân đạt danh hiệu CDHT, chiếm 62,06%. Kết quả này cho thấy mức độ khả thi của bộ tiêu chí CDHT do HKH Việt Nam dự thảo để thực hiện mô hình.

Đồng chí Quách Thế Tản, Phó Chủ tịch HKH Việt Nam, Chủ tịch HKH tỉnh nhìn nhận: Quá trình thí điểm tại tỉnh cho thấy, bộ tiêu chí đã đưa ra 10 kỹ năng cần có của một CDHT điển hình. Đây được ví như cây gậy chỉ đường cho người dân đi tới trên con đường học tập, giúp họ biết cách tự hoàn thiện mình, trở thành những công dân không tụt hậu trước sự đổi thay của xã hội. Sau khi làm việc với các địa phương, HKH tỉnh ghi nhận hiệu quả bước đầu, đánh giá mức độ khả thi và kỳ vọng, khi mô hình được nhân rộng sẽ góp phần đắc lực thắp sáng tinh thần học tập suốt đời của các tầng lớp Nhân dân. HKH tỉnh đã gửi những kiến nghị, đề xuất của địa phương để HKH Việt Nam nghiên cứu, thống nhất ban hành bộ tiêu chí CDHT, tiến tới triển khai đại trà trên quy mô toàn quốc giai đoạn 2021 - 2030.  


Thu Trang

Các tin khác


Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Phát huy sự chủ động của nhà trường trong lựa chọn sách giáo khoa

Năm học tới, với học sinh các lớp 5, lớp 9 và lớp 12 sẽ là năm học đầu tiên thực hiện việc học sách giáo khoa mới theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, cùng với đó sẽ giao quyền tự quyết chọn sách giáo khoa cho các nhà trường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục