Theo tổng hợp của Sở Giáo dục và Đào tạo Thái Bình, toàn tỉnh hiện có 15.168 học sinh không có thiết bị học trực tuyến. Trong đó, học sinh thuộc diện hộ nghèo là 2.735 em; học sinh thuộc diện cận nghèo là 2.416 em.


Em Nguyễn Đức Trung, lớp 6B Trường tiểu học và THCS An Vũ (huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình) không có thiết bị học trực tuyến.

Ông Nguyễn Viết Hiển, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thái Bình cho biết: Đây là con số thống kê của các cơ sở giáo dục phổ thông (tiểu học, THCS, THPT) và Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên các huyện, thành phố gửi lên để tổng hợp. 

Sở đã chốt số lượng cuối cùng (15.168 học sinh không có thiết bị học trực tuyến) báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo để xem xét. Sau đây, nếu có hỗ trợ thiết bị, máy móc, Sở sẽ thẩm định, xác minh cụ thể các trường hợp bảo đảm chính xác, đúng đối tượng.

Hiện nay nhu cầu  hỗ trợ thiết bị dạy học trực tuyến cho học sinh các cấp học trên địa bàn là rất lớn. Việc không có thiết bị học tập ảnh hưởng lớn đến chất lượng giáo dục, nhất là trong thời điểm dịch bùng phát khó lường như hiện nay.

Hạ tầng viễn thông ở địa phương hiện rất tốt. Hầu hết các khu vực nhà trường đều có internet hoặc được phủ sóng 3G, 4G. Nền tảng ứng dụng đang được sử dụng để dạy học trực tuyến khá phong phú, gồm: Zoom, Google Meet, Zalo, OLM, Zavi…

Huyện Quỳnh Phụ là địa phương có số học sinh không có thiết bị học trực tuyến lớn nhất tỉnh với 3.071 em. Qua tìm hiểu của phóng viên, các trường trên địa bàn này khá chật vật trong triển khai học trực tuyến bởi thiếu thiết bị.

Như tại Trường tiểu học và THCS An Vũ, xã An Vũ (huyện Quỳnh Phụ), có tới 246 học sinh chưa có thiết bị học trực tuyến. Thời gian qua, lãnh đạo nhà trường buộc phải học ghép nhóm hoặc giáo viên xuống tận nhà dạy trực tiếp rất vất vả.

Theo Nhandan.com.vn

Các tin khác


Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Phát huy sự chủ động của nhà trường trong lựa chọn sách giáo khoa

Năm học tới, với học sinh các lớp 5, lớp 9 và lớp 12 sẽ là năm học đầu tiên thực hiện việc học sách giáo khoa mới theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, cùng với đó sẽ giao quyền tự quyết chọn sách giáo khoa cho các nhà trường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục