Sau khi tình hình dịch COVID-19 dần được kiểm soát, TP Hồ Chí Minh thực hiện chủ trương nới lỏng giãn cách, một số trường đại học trên địa bàn đã có kế hoạch cho sinh viên trở lại trường học trực tiếp.


Trong đó chủ yếu ưu tiên cho sinh viên học trực tiếp các học phần thực hành, thí nghiệm, làm đồ án, khóa luận tốt nghiệp.

Nhằm đảm bảo tiến độ đào tạo theo kế hoạch, Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh cho phép sinh viên năm cuối đến phòng thí nghiệm của trường thực hành để hoàn thành đề tài, khoá luận tốt nghiệp từ ngày 25/10. Theo đó, sinh viên đến trường học trực tiếp phải tiêm đủ 2 mũi vaccine phòng COVID-19 (mũi 2 sau 14 ngày) hoặc người mắc COVID-19 đã khỏi bệnh và có giấy chứng nhận do cơ quan thẩm quyền cấp. Khi đến trường sinh viên phải thực hiện đầy đủ các quy định về phòng, chống dịch bệnh. Trên cơ sở đăng ký của sinh viên, các đơn vị đào tạo sẽ bố trí sinh viên tham gia học tại các phòng thí nghiệm, thực hành và giám sát nghiêm túc quá trình thực hiện.

Từ ngày 1/11, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh sẽ tổ chức dạy học, hướng dẫn, nghiên cứu trực tiếp tại trường các học phần thực hành, thí nghiệm, đồ án môn học, khóa luận tốt nghiệp cho sinh viên có nhu cầu. Khi dạy - học trực tiếp tại trường, giảng viên, người học phải tiêm đủ liều vaccine theo hướng dẫn của cơ quan y tế và có điều kiện di chuyển đến trường. Đồng thời, sinh viên phải tuân thủ các quy định và hướng dẫn của ngành y tế về các biện pháp phòng, chống dịch. Tối đa, mỗi lớp có 20 người, ưu tiên đối với sinh viên khóa 2018 trở về trước. Đối với những sinh viên chưa đáp ứng các điều kiện hoặc không có nhu cầu đăng ký học thì nhà trường sẽ tổ chức các học phần trên khi đáp ứng đủ các điều kiện tổ chức dạy và học, nghiên cứu theo quy định chung. Nhà trường sẽ tiếp tục dạy học trực tuyến các học phần lý thuyết theo kế hoạch.

Mới đây, Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh thông báo về kế hoạch giảng dạy, học tập phù hợp với biện pháp phòng, chống dịch COVID-19. Theo đó, trường tiếp tục tổ chức dạy - học trực tuyến đến hết tháng 12/2021. Trường dự kiến, từ ngày 1/1/2022 sẽ tổ chức dạy - học trực tiếp tại trường đối với học sinh, sinh viên đã tiêm vaccine phòng COVID-19. Những học viên, sinh viên chưa tiêm vaccine vẫn tiếp tục học trực tuyến. Các đơn vị căn cứ vào quy định hiện hành, chủ động xây dựng kế hoạch để thực hiện các nhiệm vụ phù hợp với việc dạy - học trực tiếp tại trường.

Để có thể tổ chức cho tất cả sinh viên học tập trực tiếp trong thời gian tới, Thạc sĩ Phạm Thái Sơn, Giám đốc Trung tâm tuyển sinh và truyền thông thuộc Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh, cho biết, cùng với những người hay đi lại trong địa phương để làm việc, người trên 50 tuổi và sinh viên cũng nên được ưu tiên tiêm vaccine phòng COVID-19. Những sinh viên ở các địa phương đã được tiêm một mũi có thể được phép đến Thành phố Hồ Chí Minh để tham gia học tập, tuy nhiên các em cần thực hiện nghiêm biện pháp phòng dịch.

Mặt khác, các trường đại học có thể kết hợp vừa dạy online vừa dạy trực tiếp cho sinh viên. Khi dạy học trực tiếp, các trường phải chuẩn bị đầy đủ các điều kiện nhằm đảm bảo an toàn phòng dịch, như: bố trí khu vực rửa tay, bắt buộc sinh viên phải đeo khẩu trang và kính che mặt; sát khuẩn thường xuyên các khu vực có đông sinh viên học. Thư viện của nhà trường cũng phải thực hiện nghiêm Thông điệp 5K và sử dụng công nghệ nhận diện. Không nên dùng máy lạnh ở các lớp học mà mở cửa và bật quạt cho thông thoáng. Đặc biệt, việc bán hàng ăn ở quanh các trường đại học cũng như tại căng tin trong trường cần được ngăn cấm trong thời điểm hiện tại để phòng dịch.


Theo TTXVN

Các tin khác


Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Phát huy sự chủ động của nhà trường trong lựa chọn sách giáo khoa

Năm học tới, với học sinh các lớp 5, lớp 9 và lớp 12 sẽ là năm học đầu tiên thực hiện việc học sách giáo khoa mới theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, cùng với đó sẽ giao quyền tự quyết chọn sách giáo khoa cho các nhà trường.

Đổi mới để giáo dục mầm non phát triển toàn diện

Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân nhằm phát triển toàn diện trẻ em về thể chất, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách. Những năm qua, giáo dục mầm non đã được các cấp, các ngành, địa phương quan tâm đầu tư phát triển nhưng vẫn chưa theo kịp yêu cầu thực tiễn đặt ra.

Nâng cao chất lượng các bài học STEM

Giáo dục STEM được triển khai từ năm 2006 tại một số địa phương, bước đầu đã giúp cán bộ quản lý, giáo viên nắm bắt nội dung, phương pháp, hình thức triển khai hiệu quả. Hiện nay, việc phát triển giáo dục STEM góp phần quan trọng nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông.

UBND tỉnh làm việc về công tác giáo dục và đào tạo tại huyện Lạc Sơn

Ngày 8/4, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã làm việc với UBND huyện Lạc Sơn về công tác giáo dục và đào tạo (GD&ĐT). Tham gia đoàn có lãnh đạo các Sở: GD&ĐT, LĐ-TB&XH, Nội vụ, Văn phòng UBND tỉnh.

Hội thảo nhân rộng mô hình đổi mới sáng tạo trong quản lý dạy và học tại huyện Tân Lạc

Tại Trường TH&THCS Do Nhân, xã Nhân Mỹ (Tân Lạc), Sở GD&ĐT tỉnh vừa tổ chức Hội thảo Nhân rộng mô hình đổi mới sáng tạo trong quản lý dạy và học. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục