(HBĐT)-Trong thời gian ở nhà tự cách ly và điều trị Covid-19, em Nguyễn Phương Anh, học sinh lớp 6, trường THCS Hữu Nghị (TP Hòa Bình) vẫn học trực tuyến để theo kịp chương trình của lớp. Gia đình em đã trang bị đủ các thiết bị phục vụ học trực tuyến, như bộ máy tính để bàn, tai nghe, 1 chiếc điện thoại thông minh để Phương Anh có thể quay, chụp lại những phần bài học em chưa kịp chép, hoặc chưa kịp hiểu khi học trực tuyến.


Trường phổ thông DTNT THCS&THPT huyện Cao Phong tổ chức cho lớp học có trường hợp F0 học trực tuyến. 

Nguyễn Phương Anh chia sẻ: "Theo hướng dẫn của các thầy cô giáo, chúng em khi tham gia học trực tuyến cần thực hành tốt 3 nội dung để đảm bảo hiệu quả của từng buổi học. Một là sử dụng thành thạo phương tiện học tập của mình. Hai là chủ động đọc trước các nội dung bài học mà thầy cô sẽ dạy trong buổi học hôm đó. Ba là phải thật tập trung vào buổi học, chú ý ghi chép những nội dung quan trọng nhất, lưu lại nội dung bài giảng bằng cách chụp lại màn hình hoặc quay video những phần giảng bài của thầy cô, để khi kết thúc buổi học vẫn có thể xem lại, hệ thống lại các nội dung đã được thầy cô truyền đạt”.

"Thực tế, các hình thức học tập trực tuyến sẽ phát huy hiệu quả rất tốt khi học sinh rèn luyện được khả năng tự lập trong học tập. Sau mỗi buổi học trực tuyến, học sinh có thể trao đổi thêm trong các nhóm zalo, thầy cô sẵn sàng giải đáp thắc mắc về nội dung bài học. Về phía nhà trường nỗ lực triển khai các giải pháp để dạy học trực tuyến mang lại hiệu quả tốt. Cụ thể như: Đầu tư xây dựng hạ tầng mạng, trang thiết bị công nghệ thông tin, đường truyền, dịch vụ internet, tận dụng các phương tiện để hỗ trợ cho giáo viên khi dạy học trực tuyến. Đặc biệt, nhà trường chú trọng bồi dưỡng đội ngũ nhân lực có kiến thức, kỹ năng đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số” - thầy Trần Quang Tuấn, Hiệu trưởng trường phổ thông dân tộc nội trú THCS&THPT huyện Cao Phong trao đổi.

Bước vào năm học thứ ba "vừa học vừa phòng, chống dịch Covid-19”, ngành GD&ĐT tỉnh đã có lộ trình cũng như sự chuẩn bị nhất định khi sử dụng các công cụ dạy học trực tuyến như Zoom, Google Meet, Microsoft Teams... Đến nay, tất cả cán bộ, giáo viên, nhân viên toàn ngành đã được cung cấp tài khoản miễn phí để phục vụ việc dạy học trực tuyến. Nhiều đơn vị, trường học đã khá thuận lợi khi vận hành phương án học trực tuyến. Thầy cô giáo và học sinh đã  khai thác được các ứng dụng CNTT, các học liệu điện tử phục vụ cho quá trình tổ chức dạy và học; đồng thời nâng cao năng lực ứng dụng CNTT trong việc thiết kế bài giảng online. Tuy nhiên, đối với một tỉnh miền núi có điều kiện KT-XH còn nhiều hạn chế như tỉnh ta, có nhiều khó khăn khi triển khai phương án học trực tuyến. Đối diện với những thách thức này, Sở GD&ĐT đôn đốc các đơn vị, nhà trường khẩn trương hoàn thành việc khảo sát, đánh giá hiệu quả học tập trực tuyến, từ đó, tiếp tục triển khai các giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả học  trực tuyến. 

Thực tế cho thấy, hình thức học tập này chỉ phát huy hiệu quả nếu có sự phối hợp đồng bộ giữa nhà trường, giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh. Theo khuyến cáo của ngành GD&ĐT, trước hết, giáo viên và học sinh phải thay đổi, thích nghi, tìm ra các cách dạy học trực tuyến tối ưu nhất, có sự tương tác hiệu quả giữa thầy và trò. Còn đối với cha mẹ học sinh, rất cần sự đồng hành, làm tốt công tác tư tưởng để các em hiểu rõ, chuẩn bị tâm thế tiếp cận phương pháp này. Cùng với đó, gia đình cần dành không gian học tập yên tĩnh, cố định, hướng dẫn con em mình sắp xếp đồ dùng học tập gọn gàng, rèn luyện nền nếp học tập tự lập, động viên, khen ngợi, tạo cho con sự hưng phấn trong học tập. Ngoài ra, cha mẹ phải chủ động tìm hiểu công nghệ thông tin, phương pháp sư phạm giúp các em sử dụng thành thạo, an toàn các thiết bị học trực tuyến. Đặc biệt, nhà trường, các thầy, cô giáo cần phối hợp tốt với phụ huynh học sinh để trao đổi kế hoạch, thống nhất cách làm, tăng cường sự phối hợp của phụ huynh khi học sinh học tập tại nhà. Có như vậy mới đảm bảo được hiệu quả của phương pháp học tập trực tuyến.

Thu Trang

Các tin khác


Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Phát huy sự chủ động của nhà trường trong lựa chọn sách giáo khoa

Năm học tới, với học sinh các lớp 5, lớp 9 và lớp 12 sẽ là năm học đầu tiên thực hiện việc học sách giáo khoa mới theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, cùng với đó sẽ giao quyền tự quyết chọn sách giáo khoa cho các nhà trường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục