Học sinh lớp 5/2 Trường tiểu học Trần Bình Trọng (Q.5, TP.HCM) trong buổi tập dượt chuẩn bị cho ngày ra trường (sáng 19-5)

Học sinh lớp 5/2 Trường tiểu học Trần Bình Trọng (Q.5, TP.HCM) trong buổi tập dượt chuẩn bị cho ngày ra trường (sáng 19-5)

Ngoài đề kiểm tra môn tiếng Việt phân môn tập làm văn lớp 5 (Tuổi Trẻ đã phản ánh), trong những ngày qua Tuổi Trẻ tiếp tục nhận được khá nhiều thư, email của bạn đọc phản ảnh về nội dung đề kiểm tra học kỳ 2 lớp 5 tại TP.HCM. Chuyện gì đã xảy ra?

“Phần “đọc thầm” của môn tiếng Việt lớp 5, học sinh sẽ chọn câu trả lời đúng nhất trong số bốn giả thuyết đề bài nêu ra. Đáp án của Sở GD-ĐT là câu B không thuyết phục được giáo viên. Dù có nhiều ý kiến nhưng Sở GD-ĐT vẫn buộc phải chấm theo đáp án” - một giáo viên đã gửi email cho chúng tôi.

Lại tranh cãi

Ông Lê Ngọc Điệp: Lỗi tại các phòng

Việc phản ảnh là lỗi ở Phòng giáo dục tiểu học đã không bồi dưỡng đầy đủ cho giáo viên về đổi mới phương pháp dạy học, vẫn còn có giáo viên chưa thấm nhuần cách dạy mới nên họ mới phản ứng. Trong số 90.000 phụ huynh học sinh lớp 5 và hơn 10.000 giáo viên tiểu học thì việc 50 hay 100 người trong số đó phản ứng vẫn chưa thể gọi là tiêu biểu. Sáng nay, Sở GD-ĐT vừa họp giao ban và ban giám đốc sở đã kết luận: Trong quá trình đổi mới, chỉ còn 10% giáo viên, phụ huynh không đồng tình thì họ vẫn cứ phản ứng quyết liệt. Việc đổi mới cách ra đề không phải làm cho học sinh bị thấp điểm đi mà là để đánh giá chính xác quá trình dạy học của giáo viên và học tập của học sinh. Đề thi năm nay chính là sự “đánh động” cho những người chưa chịu đổi mới, nếu năm sau mà vẫn cứ cho học sinh học thuộc lòng thì sẽ rất nguy hiểm.

Trong khi đó, theo một số giáo viên ở Q.11, trước khi tiến hành chấm bài thi, rất nhiều giám khảo đã không đồng ý với đáp án B, có người cho rằng cả trong bốn đáp án không có câu nào đúng, có người cho rằng đáp án A mới chính xác, có người đề nghị hủy câu này và thêm điểm cho những câu khác... Tuy nhiên, cuối cùng mọi việc vẫn không thay đổi.

Trả lời vấn đề này, Phòng giáo dục tiểu học Sở GD-ĐT TP cho rằng: “Đề thi ra theo dạng trắc nghiệm, tức là học sinh phải dùng biện pháp loại trừ để tìm câu trả lời đúng nhất. Câu C, D chắc chắn sai rồi, chỉ còn A và B. Nhưng câu văn trên không phải là câu ghép nên câu B là câu trả lời đúng nhất. Đây là câu hỏi để học sinh phải suy luận, nếu là học sinh giỏi thì các em vẫn làm được”.

Phòng giáo dục tiểu học đã yêu cầu các quận, huyện làm thống kê xem có bao nhiêu học sinh làm đúng câu hỏi trên. Kết quả như sau: “Q.1: 46,7% học sinh làm đúng; Q.3: 53,3%; Q.4: 42,2%; Q.5: 40,4%, thậm chí ở Nhà Bè đã có 70,4% học sinh làm đúng”.

Trong khi đó, một số bạn đọc khác còn phản ảnh về sự không rõ ràng trong đề thi toán. Trong buổi sinh hoạt về đáp án môn toán ở Q.3, có rất nhiều ý kiến tranh cãi về đề thi này, nhất là đại diện một số trường tiểu học dân lập, tư thục.

Theo giáo viên một trường tiểu học tư thục tại Q.3: “Đề thi ra theo dạng như vậy như đánh đố học sinh”. Một giám khảo tại Q.5 lại cho biết: “Không ngờ với đề thi như vậy nhưng trong quá trình chấm tôi vẫn thấy có học sinh làm đúng”. Trước thắc mắc này, Phòng giáo dục tiểu học trả lời như sau: Trong chương trình toán lớp 5, học sinh đã được làm quen với một số bài như câu hỏi trên. Đây là dạng toán đố dùng để phân loại học sinh nên đương nhiên học sinh phải suy luận mới có thể làm đúng được.

Để đánh giá đúng học sinh?

Trước tình trạng có quá nhiều ý kiến về nội dung đề thi kiểm tra học kỳ 2 lớp 5 của Sở GD-ĐT TP.HCM, ông Lê Ngọc Điệp - trưởng Phòng giáo dục tiểu học Sở GD-ĐT TP.HCM - cho biết: “Vì đây là đề kiểm tra định kỳ, kết quả kiểm tra có tác dụng xét lên lớp cho học sinh nên do chuyên viên phụ trách bộ môn của sở ra đề với yêu cầu: nội dung đề thi nằm trong chương trình, đảm bảo kiểm tra được chuẩn kiến thức - kỹ năng, sự luyện tập - thực hành của học sinh. Sau đó, lãnh đạo Phòng giáo dục tiểu học và một thành viên ban giám đốc sở - người phụ trách bậc tiểu học - sẽ thẩm định, phản biện”.

Về việc tại sao năm nay lại có quá nhiều ý kiến tranh cãi của giáo viên cũng như phụ huynh về nội dung đề thi, ông Điệp nhìn nhận: “Thật ra năm nào sau khi kiểm tra học kỳ 2 lớp 5 cũng có vài ý kiến về đề thi. Có thể năm nay nhiều ý kiến phản ứng hơn các năm trước vì năm nay Sở GD-ĐT chủ trương đổi mới cách ra đề. Năm học vừa rồi quá nhiều học sinh lớp 5 đạt 20/20 điểm, đến mức báo Tuổi Trẻ phản ánh là “bùng phát học sinh giỏi”, tình trạng khó tìm ra học sinh khá, học sinh trung bình. Năm nay nhằm làm triệt tiêu tình trạng học tủ, học vẹt, học theo văn mẫu, học thuộc lòng, khuyến khích giáo viên đổi mới phương pháp dạy học, yêu cầu học sinh phải biết động não, suy nghĩ khi làm bài”.

Ông Điệp nói: “Những câu hỏi khó mà bạn đọc báo Tuổi Trẻ phản ảnh là những câu hỏi mà người ra đề chủ ý nhằm phân loại học sinh theo yêu cầu vừa kể trên. Trong kỳ kiểm tra vừa rồi, những em nào đạt điểm tối đa là những em thật sự giỏi và xứng đáng đạt điểm 10 chứ không phải tình trạng không biết em nào giỏi thật sự như năm học vừa rồi.

Tuy nhiên, đề kiểm tra vẫn có mục đích chính là kiểm tra học sinh có đạt chuẩn kiến thức - kỹ năng theo đúng như yêu cầu của Bộ GD-ĐT. Về phần này, tôi dám khẳng định là đề thi nằm trong chương trình và hầu như tất cả các em học sinh lớp 5 đều có thể đạt 5 điểm, tức là đủ điều kiện hoàn thành chương trình tiểu học. Thế nhưng, số học sinh đạt điểm tối đa phải là những em giỏi thật sự”.

                                                                              Theo Tuoitre

Các tin khác


Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Phát huy sự chủ động của nhà trường trong lựa chọn sách giáo khoa

Năm học tới, với học sinh các lớp 5, lớp 9 và lớp 12 sẽ là năm học đầu tiên thực hiện việc học sách giáo khoa mới theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, cùng với đó sẽ giao quyền tự quyết chọn sách giáo khoa cho các nhà trường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục