Giờ học môn tự nhiên - xã hội của lớp 2A1, trường tiểu học Hùng Sơn, thị trấn Lương Sơn.

Giờ học môn tự nhiên - xã hội của lớp 2A1, trường tiểu học Hùng Sơn, thị trấn Lương Sơn.

(HBĐT) - Dứt tiếng trống ra chơi, 24 học sinh lớp 2A1, trường Tiểu học Hùng Sơn, thị trấn Lương Sơn (Lương Sơn) hào hứng bước vào tiết học môn tự nhiên - xã hội. Chúng tôi thực sự bất ngờ khi được cô giáo chủ nhiệm Nguyễn Thị Nam dẫn vào thăm lớp. Một không gian học tập hoàn toàn khác, bàn ghế không kê lần lượt từ trên xuống dưới mà được sắp theo 6 nhóm, mỗi nhóm gồm 4 em ngồi quay mặt vào nhau.

 

Giờ học bắt đầu, cô Nam viết tên bài lên bảng và bắt đầu hướng dẫn học sinh thực hiện 10 bước học tập trong tiết học kéo dài 35 phút. Sau khi học sinh để đồ dùng học tập lên bàn, các nhóm trưởng đọc mục tiêu bài học cho cả nhóm nghe và hỏi lại từng bạn đã nắm được chưa. Tiếp đó, các nhóm thực hiện các hoạt động cơ bản như: làm theo lô gô của sách, thảo luận nhóm, thực hành… Chủ tịch Hội đồng tự quản của lớp Nguyễn Thị Thùy Dung chịu trách nhiệm điều hành lớp học dưới sự hướng dẫn của cô giáo. Các nhóm tự nghiên cứu tài liệu học tập, nếu bạn nào chưa hiểu cần hỏi cô thì giơ thẻ xanh, bạn nào hiểu, đã làm xong bài thì giơ thẻ đỏ để cô đến kiểm tra. Đó là một tiết học theo mô hình trường học mới VNEN được áp dụng từ năm học 2011-2012 tại hai lớp 2 của trường.  

 

Cô Nguyễn Thị Nam cho biết: Áp dụng mô hình này, cả tiết học cô giáo chỉ cần ghi lên bảng tên tiết học mà không phải viết nhiều như trước đây. Song phương pháp này được rất nhiều cho học sinh. Học sinh chính là trung tâm, tự nghiên cứu, thảo luận, trải nghiệm để tìm ra kiến thức mới, giáo viên chỉ là người hướng dẫn, giải đáp. Tài liệu giảng dạy cho học sinh không phải là sách giáo khoa thông thường mà là tài liệu hướng dẫn học tập. Cả giáo viên và học sinh đều sử dụng chung cuốn tài liệu này. Tài liệu sẽ hỗ trợ, hướng dẫn học sinh về phương pháp học tập mới, thói quen tự học, tự đánh giá... Ngoài ra, trong lớp còn có thư viện lớp học, đủ tài liệu các môn để học sinh tham khảo; 10 bước học tập để các em thực hiện; góc đồ dùng học tập, góc cộng đồng, bản đồ đến trường, góc trưng bày sản phẩm, hòm thư vui, hòm thư những điều em muốn nói… Tất cả tạo nên một môi trường học tập mới, linh hoạt, chủ động và hiệu quả.   

 

Cô Bùi Thị Khuyên, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Năm học 2011 -2012, trường là một trong 2 trường tiểu học trên địa bàn huyện được chọn giảng dạy thử nghiệm theo mô hình trường học mới ở 2 lớp 2A1 và 2A2 với tổng số 45 học sinh, trong đó, chủ yếu là học sinh dân tộc Mường. Mô hình tập trung vào việc chuyển đổi hình thức giảng dạy truyền thụ từ phía thầy giáo sang việc để cho học sinh tự học là chính. Qua đánh giá sơ bộ, mô hình có nhiều ưu việt hơn so với mô hình cũ. Giáo viên chủ động trong dạy học và phân hoá được các đối tượng học sinh, có thời gian để giúp đỡ những học sinh yếu trong lớp đạt kết quả tốt. Học sinh mạnh dạn, tự tin, năng động trong giao tiếp cũng như tiếp thu kiến thức mới. Các em tự đánh giá được mình và các bạn. Đồng thời, chủ động trong việc bầu chọn các chức danh của lớp như: Hội đồng tự quản, các Ban (Ban học tập, Ban đối ngoại, Ban thể dục và vệ sinh, Ban thư viện, Ban quyền lợi học sinh). Các em được các bạn trong lớp bầu chọn đều chủ động quản lý chỉ đạo và thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao. Tài liệu hướng dẫn tường minh, đảm bảo cho giáo viên, học sinh có thể tự nghiên cứu, lĩnh hội kiến thức, ứng dụng nhiều trong thực tế. Phụ huynh cũng đồng tình, ủng hộ và cùng phối kết hợp giáo dục học sinh. Chất lượng học sinh (học kỳ I) so với các lớp đại trà khác được nâng lên rõ rệt. Đối với môn toán có 62,2% học sinh đạt loại giỏi, 26,7% đạt loại khá (ở lớp đại trà tỷ lệ này lần lượt là 34,3% và 17,1%). Đối với môn tiếng Việt có 48,9% đạt loại giỏi, 44,4% loại khá (ở lớp đại trà tỷ lệ này là 25,7% và 34,3%). Đối với môn tự nhiên- xã hội có 31,1% đạt loại A+ (lớp đại trà tỷ lệ này là 22,9%).

 

Theo cô Bùi Thị Khuyên, mặc dù trong quá trình triển khai thực hiện mô hình còn gặp những khó khăn như: bàn ghế chưa đảm bảo quy cách; chưa có nhiều tài liệu tham khảo; học sinh vừa từ lớp 1 lên, khả năng tự nghiên cứu chưa quen nên mất nhiều thời gian ở tháng đầu; mỗi lớp chỉ có 1 giáo viên được tập huấn, khi có việc phải nghỉ không có người dạy thay… Tuy nhiên, mô hình có nhiều ưu điểm và có thể triển khai nhân rộng được ở các trường học ở cả vùng thuận lợi và khó khăn.

 

                                                        

 

                                                              Cẩm Lệ

 

 

Các tin khác


Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Phát huy sự chủ động của nhà trường trong lựa chọn sách giáo khoa

Năm học tới, với học sinh các lớp 5, lớp 9 và lớp 12 sẽ là năm học đầu tiên thực hiện việc học sách giáo khoa mới theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, cùng với đó sẽ giao quyền tự quyết chọn sách giáo khoa cho các nhà trường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục