Đồng chí Nguyễn Minh Thành, Giám đốc Sở GD&ĐT trong chuyến thăm, tìm hiểu tình hình học tập của trường tiểu học Mường Chiềng (Đà Bắc).

Đồng chí Nguyễn Minh Thành, Giám đốc Sở GD&ĐT trong chuyến thăm, tìm hiểu tình hình học tập của trường tiểu học Mường Chiềng (Đà Bắc).

(HBĐT) - Ngày 14/1/2013, Sở GD&ĐT đã có Quyết định số 112 về việc chọn năm 2013, 2014 là “Năm giáo dục vùng khó khăn” tỉnh. Đồng thời, Sở cũng có nhiều văn bản định hướng việc triển khai kế hoạch, có sự phân công nhiệm vụ cho các thành viên Ban chỉ đạo, tổ công tác giúp việc cùng các đơn vị trực thuộc. Nhân dịp này, PV Báo Hoà Bình đã trao đổi với đồng chí Nguyễn Minh Thành, Giám đốc Sở GD&ĐT, Trưởng ban chỉ đạo “Năm giáo dục vùng khó khăn” tỉnh...

 

PV: Thưa đồng chí, từ nguyên nhân gì mà ngành quyết định chọn năm 2013, 2014 là thời điểm đột phá cho “Năm giáo dục vùng khó khăn”?

 

Đồng chí Nguyễn Minh Thành: Phát triển GD-ĐT vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số là một chủ trương mang tính chiến lược của Đảng và Nhà nước nhằm bảo đảm thực hiện mục tiêu công bằng trong giáo dục, nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Nhiều năm qua, tỉnh ta luôn có sự quan tâm, đầu tư hiệu quả tới vùng khó khăn. Trong nỗ lực chung, vài năm học gần đây, trong phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, ngành đã triển khai nhiều chương trình công tác có ý nghĩa như giao lưu, kết nghĩa giữa các trường thuận lợi và vùng khó khăn; thăm hỏi, động viên tặng quà giáo viên, học sinh các trường vùng khó khăn. Những việc làm đó đã phần nào tạo thêm những động lực để các trường nỗ lực, vươn lên không ngừng. Tuy nhiên, nhìn tổng thể, với tỉnh ta, dẫu đã đạt được một số thành tựu quan trọng trong công tác này vẫn bộc lộ một số tồn tại, thiếu sót, bất cập. Một số xã đặc biệt khó khăn chưa đạt chuẩn phổ cập; chất lượng giáo dục chưa đồng đều, chưa thật sự đáp ứng được yêu cầu đổi mới hiện nay. Một bộ phận trong xã hội chưa được hưởng đầy đủ các quyền lợi cũng như dịch vụ chăm sóc GD. Điều này có thể thấy từ những nguyên nhân như trình độ, nhận thức của học sinh còn hạn chế, đời sống dân sinh còn nhiều khó khăn, cơ sở trang thiết bị phục vụ cho công tác dạy học còn thiếu. Công tác xã hội hoá GD, việc huy động các nguồn lực phát triển GD-ĐT chưa đạt được như mong muốn. Vì thế, đã có những ảnh hưởng không nhỏ tới các bước phát triển KT-XH tại mỗi vùng, miền vùng khó khăn. Để không ngừng nâng cao chất lượng GD toàn diện vùng khó khăn nói riêng và góp phần vào sự phát triển KT-XH nói chung, ngành đã chọn năm 2013, năm 2014 là “Năm giáo dục vùng khó khăn” tỉnh.

 

PV: Để “Năm giáo dục vùng khó khăn” thực sự đạt kết quả tốt, ngành sẽ tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm, cùng các giải pháp, biện pháp nào, thưa đồng chí?

 

Đồng chí Nguyễn Minh Thành: “Năm giáo dục vùng khó khăn” dành sự quan tâm, đầu tư thiết tthực tới các đơn vị trường học, cơ sở giáo dục thuộc các xã vùng khó khăn, vùng ĐBKK tỉnh theo danh mục của Thủ tướng Chính phủ và UBND tỉnh. Trong sự phối hợp của các cấp, ngành, ngành GD-ĐT tập trung vào các mục tiêu cụ thể, nhiệm vụ trọng tâm và các nhóm giải pháp đó. Mục tiêu cụ thể như: ổn định phát triển quy mô trường lớp phù hợp với địa phương; huy động 100% trẻ em trong độ tuổi đến trường học tập; 100% trẻ mẫu giáo 5 tuổi ra lớp; 100% trẻ 6 tuổi vào lớp 1; giảm tỷ lệ học sinh bỏ học xuống dưới 5% (bình quân các cấp học); hàng năm đều đạt chuẩn PCGD. Các trường đều có đủ phòng học theo kế hoạch của UBND huyện, thành phố; 95% trường có chi bộ trường học; 100% cán bộ quản lý là đảng viên. 100% trường học triển khai, thực hiện có kết quả các CVĐ và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. 8 nhiệm vụ trọng tâm cần thực hiện đó là: tăng cường lập kế hoạch, công tác thanh tra chuyên môn; tăng cường đầu tư các nguồn lực phát triển giáo dục vùng khó khăn; quan tâm, chăm lo đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên các trường vùng khó khăn; thực hiện đổi mới công tác quản lý, đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng GD, hiệu quả đào tạo; quan tâm, chăm lo các TTHTCĐ vùng khó khăn về tổ chức hoạt động, đưa hoạt động vào nền nếp, có hiệu quả; quan tâm, chăm lo phát triển toàn diện trường PTDTNT tỉnh, huyện, liên xã, các trường bán trú dân nuôi; tăng cường công tác Đảng, đoàn thể quần chúng trong các trường học vùng khó khăn và đẩy mạnh thực hiện các CVĐ và phong trào thi đua.

 

Sau khi ban hành các văn bản có tính chất định hướng, chỉ đạo trong toàn ngành, ngành đã có nhiều cuộc kiểm tra, khảo sát tại cơ sở và thấy rằng, việc phổ biến, tuyên truyền thực hiện “Năm giáo dục vùng khó khăn” đang thực sự vào guồng. Việc triển khai các nội dung, yêu cầu đến cán bộ, nhà giáo, học sinh, học viên trong ngành và phụ huynh đang được thực hiện khá đồng bộ. UBND các huyện, thành phố và ngành (như Báo Hoà Bình, Đài PT-TH tỉnh...) cũng đã có sự tham gia bằng các hoạt động thiết thực. Ban chỉ đạo, tổ công tác đã có sự phân công nhiệm vụ cụ thể, rõ nét. Các phòng GD-ĐT, đơn vị, trường học tuỳ thuộc vào tình hình thực tế đã xây dựng kế hoạch; góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong các trường vùng khó khăn. Theo kế hoạch, việc tổ chức, triển khai thực hiện đã có sự khởi động. Ngành sẽ duy trì công tác kiểm tra, đánh giá, đưa “Năm giáo dục vùng khó khăn” vào nội dung thi đua khen thưởng, vào việc sơ kết, tổng kết theo học kỳ, năm học. Cũng vì thế, rất mong các cấp, ngành thường xuyên có sự phối hợp tốt với ngành GD-ĐT cùng với sự quan tâm, động viên, khích lệ, cần chỉ ra những việc chưa đạt chất lượng theo chủ đề của năm.

 

PV: Xin cảm ơn đồng chí!

 

 

 

                                                                 Văn Tưởng (thực hiện)

 

Các tin khác


Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Phát huy sự chủ động của nhà trường trong lựa chọn sách giáo khoa

Năm học tới, với học sinh các lớp 5, lớp 9 và lớp 12 sẽ là năm học đầu tiên thực hiện việc học sách giáo khoa mới theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, cùng với đó sẽ giao quyền tự quyết chọn sách giáo khoa cho các nhà trường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục