Hệ thống trường mầm non trên địa bàn TP Hòa Bình mới chỉ đáp ứng nhu cầu đến lớp cho 20% trẻ từ 6 đến 36 tháng tuổi.

Hệ thống trường mầm non trên địa bàn TP Hòa Bình mới chỉ đáp ứng nhu cầu đến lớp cho 20% trẻ từ 6 đến 36 tháng tuổi.

(HBĐT) - Với sự quan tâm của các cấp, ngành, nhất là những nỗ lực của ngành GD-ĐT năm 2011, thành phố Hòa Bình đã được Bộ GD-ĐT công nhận đạt phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi.

 

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được ngành GD-ĐT thành phố cùng các cấp uỷ Đảng, chính quyền và vẫn còn nhiều băn khăn, trăn trở trước những khó khăn, tồn tại ở bậc học mầm non. Thực tế cho thấy, mạng lưới trường lớp ở bậc học mầm non trên địa bàn thành phố đã phủ kín khắp các xã, phường gồm các trường mầm non công lập và tư thục. Tuy nhiên, theo số liệu thống kê của phòng GD-ĐT thành phố, các cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn chỉ đáp ứng được 20% học sinh trong độ tuổi nhà trẻ và trên 31,6% trong độ tuổi mẫu giáo. Vì vậy, các cháu trong độ tuổi từ 4-5 tuổi thuộc diện “ưu tiên” để đảm bảo các tiêu chí phổ cập và giúp các cháu bước vào lớp 1.

 

Với tổng số 25 nhóm trẻ công lập  tiếp nhận các cháu từ 24 - 36 tháng tuổi và 32 nhóm trẻ gia đình tiếp nhận các cháu từ 6 - 36 tháng tuổi, trên địa bàn thành phố còn có tới 80% trẻ từ 6 - 36 tháng tuổi phải trông chờ vào sự chăm sóc, dạy dỗ của bố, mẹ, ông bà hoặc người giúp việc. Đây thực sự là vấn đề đáng quan tâm vì trong thực tế, có con được học ở các trường mầm non công lập hoặc tư thục không chỉ giảm bớt học phí, khoản đóng góp mà còn yên tâm  về cơ sở vật chất, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, thái độ, trách nhiệm của người nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ.

 

Chị Đinh Thị Thuý, công nhân Công ty CP may xuất khẩu Việt - Hàn trăn trở: “Vợ chồng tôi đều là công nhân, tổng thu nhập chưa đầy 5 triệu đồng/tháng. Sau 6  tháng nghỉ thai sản theo chế độ, khi đi làm không tìm được chỗ  gửi con, đành phải thuê người giúp việc. Chưa kể quần áo, thuốc men, đường, sữa, vợ chồng tôi phải thuê một người giúp việc với số tiền 2,5 triệu đồng/tháng. Ngoài ra còn phải nuôi ăn 2 bữa, quà cáp dịp lễ, tết. Vậy là mất đứt hơn một suất lương, trong khi còn biết bao nhiều khoản khác phải chi phí”.

 

Chị Bùi Thị Dung, cán bộ hưu trí ở phường Phương Lâm chia sẻ: “Thiếu chỗ gửi trẻ, đến khi phải đi làm, con trai, con dâu đưa cháu về năn nỉ nhờ bà trông giúp. Thương con, thương cháu nên mình trở thành người giúp việc không lương. Giá như trên địa bàn thành phố Hòa Bình đầy đủ cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên cho các trường mầm non, những người về hưu như chúng tôi còn có thời gian an nhàn, giao lưu văn hóa, văn nghệ, thể thao. Đằng này, vì “cháu mọn” nên suốt ngày đêm tối mắt, tối mũi còn mệt mỏi hơn lúc đang đi làm”.

 

Tìm hiểu về nguyên nhân TP Hòa Bình chưa đáp ứng được nhu cầu cho học sinh mầm non, đồng chí Đỗ Thị Hệ, Phó phòng GD-ĐT thành phố cho biết: “Có hai lý do chính là khó khăn về cơ sở vật chất và thiếu đội ngũ giáo viên. Đơn cử như trường mầm non Phương Lâm, còn biên chế nhưng không có nguồn để tuyển. Nhiều trường, diện tích quá hẹp nên cơ sở vật chất rất khó khăn nên chỉ đủ điều kiện tiếp nhận các cháu từ 3 tuổi trở lên. Trong đó, ưu tiên cho các cháu 4-5 tuổi để có đủ điều kiện vào lớp 1.

 

Giáo dục mầm non có ý  nghĩa hết sức quan trọng đối với gia đình, nhà trường và xã hội bởi đó là môi trường giúp trẻ phát triển toàn diện mọi mặt. Vì vậy, dư luận mong muốn các cấp có thẩm quyền có sự quan tâm thoả đáng cả về cơ sở vật chất, cơ chế chính sách và đặc biệt là đào tạo và sử dụng đội ngũ giáo viên bậc mầm non để ngày càng đáp ứng tốt hơn nguyện vọng bức thiết của mỗi gia đình, cộng đồng.

 

 

                                                          Đức Phượng

 

 

Các tin khác


Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Phát huy sự chủ động của nhà trường trong lựa chọn sách giáo khoa

Năm học tới, với học sinh các lớp 5, lớp 9 và lớp 12 sẽ là năm học đầu tiên thực hiện việc học sách giáo khoa mới theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, cùng với đó sẽ giao quyền tự quyết chọn sách giáo khoa cho các nhà trường.

Đổi mới để giáo dục mầm non phát triển toàn diện

Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân nhằm phát triển toàn diện trẻ em về thể chất, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách. Những năm qua, giáo dục mầm non đã được các cấp, các ngành, địa phương quan tâm đầu tư phát triển nhưng vẫn chưa theo kịp yêu cầu thực tiễn đặt ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục