Ông Quách Thế Tản, Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh trao thưởng cho các em học sinh người dân tộc thiểu số đoạt giải tại kỳ thi học sinh giỏi quốc gia năm 2014. Ảnh: P.V

Ông Quách Thế Tản, Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh trao thưởng cho các em học sinh người dân tộc thiểu số đoạt giải tại kỳ thi học sinh giỏi quốc gia năm 2014. Ảnh: P.V

(HBĐT) - Ngày 13/5/2014, UBND tỉnh có Kế hoạch số 37 triển khai thực hiện Đề án “Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng đến năm 2020” tỉnh Hòa Bình. Để có cái nhìn rõ nét hơn về KH số 37, Báo Hòa Bình trao đổi với ông Quách Thế Tản, Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh xung quanh nội dung trên.

 

P.V: Thưa ông, Kế hoạch số 37/KH-UBND tỉnh hướng tới những ý nghĩa và mục tiêu nào?

 

Ông Quách Thế Tản: Ngày 13/5/2014, UBND tỉnh ban hành  Kế hoạch số 37/KH-UBND triển khai thực hiện Quyết định số 281, ngày 20/2/2014 của Thủ tướng Chính phủ về Đề án “Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ và cộng đồng đến năm 2020”. Kế hoạch này có ý nghĩa rất lớn trong việc quán  triệt và triển khai thực hiện chủ trương của Đảng, Chính phủ về xây dựng xã hội học tập suốt đời của Bác Hồ.

 

Trước hết, Kế hoạch số 37 nhằm thực hiện quan điểm của Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện và thực hiện 3 quan điểm chỉ đạo trong Quyết định số 89/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 9/1/2013 về việc phê duyệt Đề án Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012-2020: Mỗi cá nhân đều có trách nhiệm học tập thường xuyên, học tập suốt đời để trở thành người công dân tốt, có nghề, lao động có năng suất và hiệu quả cao. Nhà nước, tổ chức xã hội, cộng đồng dân cư và gia đình có trách nhiệm cung ứng các cơ hội học tập, tạo mọi điều kiện thuận lợi để ai cũng đươc học tập suốt đời. Phát triển đồng thời gắn kết và liên thông giữa giáo dục chính quy với giáo dục không chính quy, đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời ngoài nhà trường, ưu tiên các đối tượng chính sách.

 

Đồng thời, Kế hoạch này nhằm thực hiện quan điểm học tập suốt đời của của Bác Hồ là: Học mãi để tiến bộ mãi. Càng tiến bộ càng thấy cần phải học thêm (4/1949); chỉ có một thứ ham là ham học, ham làm, ham tiến bộ (10/1947); Chương trình của Chính phủ ta là làm cho toàn quốc, đồng bào ai cũng có ăn, có mặc, có học (5/1949); Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu (9/1945).

 

Mục tiêu chung của Kế hoạch số 37 là: Đẩy mạnh các hoạt động hoc tâp thường xuyên, học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng, cơ quan, đơn vị thông qua việc xây dựng và triển khai các mô hình gia đình học tập, “Dòng họ học tập", “Cộng đồng học tập" và "Đơn vị học tập" góp phần xây dựng xã hội học tập.

 

Cụ thể: Phấn đấu đến năm 2020: 100% cán bộ, hội viên của Hội Khuyến học tỉnh được tập huấn nâng cao nhận thức về xã hội học tập và các mô hình học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ và cộng đồng; 60% trở lên gia đình được công nhận gia đình học tập, 40% trở lên dòng họ được công nhận dòng họ học tập, 50% trở lên cộng đồng (thôn, xom, bản, tổ dân phố) được công nhận cộng đồng học tập. Đối với các địa bàn vùng sâu, xa, có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn, các tỷ lệ tương đương giảm 10% so với các yêu cầu chung; 50% trở lên các tổ chức, cơ quan, trường học, đơn vị, doanh nghiệp đạt "Đơn vị học tập".

 

 

PV: Từ khi có Kế hoạch của UBND tỉnh, Hội Khuyến học tỉnh và các huyện, thành phố, cơ sở đã có những bước triển khai, thực hiện bước đầu nào? ông có thể điểm một số nét chính cũng như những việc làm của các điển hình ở cơ sở trong thời gian qua.

 

Ông Quách Thế Tản: Từ khi có kế hoạch của UBND tỉnh, Hội Khuyến học các cấp đã tích cực triển khai một số công việc ban đầu thiết thực và đã đạt được kết quả quan trọng. Hội đã tiến hành thực hiện một số nội dung sau: Xây dựng kế hoạch của tỉnh Hội thực hiện kế hoạch của UBND tỉnh trong năm 2014. Tổ chức hội nghị quán triệt Nghị quyết 29/NQ-TƯ vê đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục va đào tạo, Quyết định số 89 của Thủ tướng Chính phủ ngày 9/1/2013 về việc phê duyệt Đề án Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012-2020 và Quyết định số 281/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Tâp huấn xây dưng kế họach thực hiện. Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng đến năm 2020 cho cán bộ cốt cán khuyến học huyện, thành phố. Triển khai công việc ban đầu với 02 huyện Mai Châu và Cao Phong - đơn vị được chọn xây dựng mô hình thí điểm giai đoạn 2014-2015. Hội Khuyến học các huyện, thành phố đã tham mưu cho UBND huyện, thành phố ban hành kế hoạch triển khai thực hiện kế hoạch của UBND tỉnh. Đến nay đã có 06 huyện, thành phố: Cao Phong, Lạc Sơn, Tân Lạc, Mai Châu, Lạc Thuỷ và thành phố Hoà Bình đã có  kế hoạch thực hiện. Các huyện, thành Hội đã lập kế hoạch thực hiện xây dựng các mô hình thí điểm theo sự chỉ đạo của Hội khuyến học tỉnh; tổ chức hội nghị triển khai, tuyên truyền sâu rộng tới các hội khuyến học xã, phường, thị trấn. Huyện Mai Châu, huyện Cao Phong đã xác định các mô hình thí điểm; riêng huyện Mai Châu đã thành lập BCĐ thực hiện đề án.

 

Gần 30 ban khuyến học các cơ quan căn cứ tỉnh đã tiếp thu, tuyên truyền kế hoạch số 37 tới cán bộ, hội viên trong cơ quan. Báo Hoà Bình, Đài PT-TH tỉnh đã tăng cường công tác tuyên truyền về phong trào xây dựng “Gia đình hiếu học”, “Dòng học hiếu học”, “ Cộng đồng khuyến học” và những nội dung cơ bản của đề án. Sở TT và TT đã tiến hành nâng cấp trang thông tin điện tử của Hội Khuyến học tỉnh.

 

 

PV: Hướng tới kết quả lâu dài trong việc thực hiện kế hoạch, theo ông, cùng với Hội khuyến học các cấp, các cấp, ngành, đoàn thể hữu quan cần phải thực hiện tốt các nhóm nhiệm vụ, giải pháp nào?

 

Ông Quách Thế Tản: Cùng với Hội Khuyến học, các cấp, các ngành đoàn thể hữu quan cần phải thực hiện đồng bộ các nhóm nhiệm vụ và giải pháp đã nêu trong Kế hoạch 37/KH-UBND của UBND tỉnh, đó là: Xây dựng thí điểm các mô hình “Gia đình học tập”, “Dòng họ học tập”, “Cộng đồng học tập” và “Đơn vị học tập” phù hợp với đặc thù các địa bàn của tỉnh.  Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về xã hội học tập, về mô hình học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng. Phát động phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng. Duy trì, củng cố và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của TTHTCĐ, góp phần đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng ở cơ sở. Tổ chức, đánh giá, công nhận Danh hiệu “Gia đình học tập”, “Dòng họ học tập”, “Cộng đồng học tập” và “Đơn vị học tập”. Các cấp chính quyền tạo điều kiện cần thiết và bố trí ngân sách hàng năm để thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu của Đề án tại địa phương.

        

Đồng thời, phải quán triệt các quan điểm chỉ đạo của UBND tỉnh đã nêu trong kế hoạch, trong đó:  Xây dựng XHHT nói chung và đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng nói riêng là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng, sự chỉ đạo, quản lí của các cấp chính quyền và sự tham gia của các ban, ngành, các tổ chức, các lực lượng trong xã hội, trong đó Hội khuyến học giữ vai trò nòng cốt theo Chỉ thị 11-CT/TW (13/4/2007) của Bộ Chính trị.

 

Gắn phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ và cộng đồng với các phong trào khác, nhằm thực hiện nhiệm vụ phát triển bền vững về KT, VH-XH  và các mặt công tác khác ở địa phương.

 

PV:  Xin cảm ơn ông!

                                                                                          

       

 

                                                                    Bùi Huy (thực hiện)

 

 

                                           

 

 

Các tin khác


Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Phát huy sự chủ động của nhà trường trong lựa chọn sách giáo khoa

Năm học tới, với học sinh các lớp 5, lớp 9 và lớp 12 sẽ là năm học đầu tiên thực hiện việc học sách giáo khoa mới theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, cùng với đó sẽ giao quyền tự quyết chọn sách giáo khoa cho các nhà trường.

Đổi mới để giáo dục mầm non phát triển toàn diện

Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân nhằm phát triển toàn diện trẻ em về thể chất, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách. Những năm qua, giáo dục mầm non đã được các cấp, các ngành, địa phương quan tâm đầu tư phát triển nhưng vẫn chưa theo kịp yêu cầu thực tiễn đặt ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục