Ngành GD&ĐT tổ chức nhiều hoạt động có sự tham gia của chị em phụ nữ (Trong ảnh: Phần thi nấu ăn nhân dịp kỷ niệm ngày quốc tế phụ nữ 8/3).

Ngành GD&ĐT tổ chức nhiều hoạt động có sự tham gia của chị em phụ nữ (Trong ảnh: Phần thi nấu ăn nhân dịp kỷ niệm ngày quốc tế phụ nữ 8/3).

(HBĐT) - Trong những năm qua, công tác cán bộ nữ trong ngành GD &ĐT đã trở thành một trong những chính sách quan trọng trong chiến lược phát triển GD &ĐT của địa phương. Ngành GD &ĐT đã quán triệt, tuyên truyền, triển khai thực hiện Nghị quyết số 11 của Bộ Chính trị về “Công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh CNH -HĐH đất nước” đối với công chức, viên chức, HS-SV các đơn vị, trường học. Thực hiện kế hoạch hành động “Vì sự tiến bộ của phụ nữ” giai đoạn 2010- 2014, toàn thể nữ cán bộ, giáo viên, công nhân viên (CNV) ngành GD &ĐT đã phát huy truyền thống đạt nhiều thành tích xuất sắc trên các lĩnh vực, góp phần quan trọng xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.

 

GD&ĐT là ngành có số lao động nữ đông, chiếm tỷ lệ cao nhất trong khối hành chính, sự nghiệp của tỉnh. Toàn ngành hiện có 17.950 nữ CB,CC,VC, chiếm trên 79% tổng số CB, CC và lao động trong ngành. Để nâng cao nhận thức về công tác nữ và bình đẳng giới, ngành đã tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của nữ cán bộ, giáo viên, CNV. Để góp phần làm tốt bình đẳng giới, công tác giáo dục là một công cụ quan trọng để nâng cao địa vị của phụ nữ, giáo dục cung cấp kiến thức, kỹ năng và sự tự tin cần thiết giúp phụ nữ có thể tham gia vào quá trình phát triển. Ngành đã thực hiện đa dạng hóa nội dung, chương trình và hình thức học tập. Tăng cường bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng đáp ứng nhu cầu người học. Phối hợp với các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh, các huyện, thành phố tập trung làm tốt một số yêu cầu về công tác cán bộ nữ như: đào tạo, bồi dưỡng, đề bạt, bổ nhiệm, bố trí sử dụng cán bộ nữ và lao động nữ. Thường xuyên tổ chức hội thảo, tọa đàm  nâng cao nhận thức cho nữ cán bộ, giáo viên, CNV trong đấu tranh chống các quan điểm, tư tưởng phong kiến, coi thường phụ nữ. Phối hợp chặt chẽ với công đoàn giáo dục triển khai phong trào thi đua “Giỏi việc trường, đảm việc nhà”,  “Phụ nữ tích cực học tập, lao động, sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”, Luật Phòng - chống bạo lực gia đình đến toàn thể nữ cán bộ, giáo viên, nhân viên... Đặc biệt, công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng và chính sách phát triển đội ngũ cán bộ nữ được thực hiện có hiệu quả. Toàn ngành hiện có 1.911 cán bộ quản lý, trong đó có 1.284 cán bộ quản lý là nữ, chiếm 67%. Cùng với đó, sự phát triển đội ngũ cán bộ, giáo viên, CNV trong ngành, quy mô đội ngũ cán bộ nữ có bước phát triển mới cả về số lượng và chất lượng. Công tác phát triển đảng viên trong nữ cán bộ, giáo viên, CNV được đặc biệt chú trọng. Trong tổng số 9.809 đảng viên, có 7.248 đảng viên nữ, chiếm 73,8%. Trình độ chuyên môn của nữ giáo viên ngày càng được nâng cao. Tỷ lệ nữ giáo viên đạt chuẩn và vượt chuẩn là 96,3% đối với giáo dục mầm non, 100% nữ giáo viên khối giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, giáo dục chuyên nghiệp đạt trình độ chuẩn trở lên...

 

 

                                                                                           HL 

 

 

 

 

Các tin khác


Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Phát huy sự chủ động của nhà trường trong lựa chọn sách giáo khoa

Năm học tới, với học sinh các lớp 5, lớp 9 và lớp 12 sẽ là năm học đầu tiên thực hiện việc học sách giáo khoa mới theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, cùng với đó sẽ giao quyền tự quyết chọn sách giáo khoa cho các nhà trường.

Đổi mới để giáo dục mầm non phát triển toàn diện

Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân nhằm phát triển toàn diện trẻ em về thể chất, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách. Những năm qua, giáo dục mầm non đã được các cấp, các ngành, địa phương quan tâm đầu tư phát triển nhưng vẫn chưa theo kịp yêu cầu thực tiễn đặt ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục