Phòng GD&ĐT huyện Cao Phong mở lớp tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, giáo viên toàn ngành.

Phòng GD&ĐT huyện Cao Phong mở lớp tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, giáo viên toàn ngành.

(HBĐT) - Thời gian qua, ngành GD& ĐT đã đẩy mạnh cải cách hành chính (CCHC) nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Sở GD&ĐT và các đơn vị trong ngành.

 

Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (CB,CC,VC) có phẩm chất, trình độ, tác phong làm việc nhanh nhẹn, thường xuyên ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc, nhờ đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, công dân, tạo môi trường thông thoáng, minh bạch thu hút các nguồn lực đầu tư phát triển góp phần phát triển GD&ĐT trên địa bàn tỉnh -  Đồng chí Nguyễn Hồng Mạc, Chánh văn phòng Sở GD&ĐT cho biết.  

Thực hiện chương trình tổng thể CCHC Nhà nước giai đoạn 2011 - 2020 của Chính phủ, Quyết định số 688, ngày 4/6/2012 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc ban hành Kế hoạch CCHC tỉnh giai đoạn 2012 - 2015 nhằm đẩy mạnh và nâng cao chất lượng công tác CCHC trong lĩnh vực GD&ĐT. Sở GD & ĐT đã tổ chức quán triệt và triển khai các văn bản chỉ đạo của T.Ư, của tỉnh, xây dựng kế hoạch theo từng giai đoạn, thường xuyên tổ chức tập huấn cho cán bộ, giáo viên đặc biệt là những người trực tiếp làm công tác CCHC, đồng thời, hàng năm tổ chức thanh, kiểm tra chuyên ngành, hành chính. Từ năm 2011 đến nay, Sở GD&ĐT đã đầu tư trên 1,2 tỷ đồng cho công tác CCHC.  

Việc kiểm tra, rà soát hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật được quan tâm, chú trọng nhằm phát hiện, xử lý hoặc kiến nghị xử lý các quy định trái pháp luật, những mâu thuẫn, chồng chéo, hết hiệu lực hoặc không còn phù hợp. Trong thời gian qua, ngành đã tiến hành rà soát 9 văn bản quy phạm pháp luật, 16 thủ tục hành chính trình UBND tỉnh sửa đổi, bổ sung 9 thủ tục.  

Thực hiện cơ chế “một cửa”, Sở đã bố trí phòng làm việc cho bộ phận “một cửa” và bộ phận tiếp dân ở vị trí thuận tiện cho hoạt động giao dịch với đầy đủ trang thiết bị, qua thăm dò ý kiến, được các tổ chức, công dân đánh giá cao về thái độ phục vụ và thực hiện quy trình thủ tục, tinh thần trách nhiệm của cán bộ. Từ năm 2011, tại bộ phận “một cửa” đã tiếp nhận 969 hồ sơ và đã giải quyết 100% hồ sơ, không để tồn đọng.  

Công tác đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ CB,CC,VC được quan tâm. Hàng năm, Sở lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng theo quy định. Từ năm 2011 đến nay, toàn ngành có 129 CB,CC,VC đi học sau đại học, trong đó có 3 nghiên cứu sinh, 12 cán bộ học cao cấp lý luận chính trị, 67 CB,CC,VC đi học tập, bồi dưỡng nâng cao năng lực tiếng Anh tại Singapore, Ấn Độ, Philippine. Ngành đã phối hợp với trường đại học sư phạm Thái Nguyên, đại học quốc gia Hà Nội mở 15 lớp đào tạo trình độ đại học cho 1.030 cán bộ, giáo viên. Ngoài mở lớp đào tạo, bồi dưỡng trên chuẩn và chuẩn hóa đội ngũ, ngành chú trọng bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng theo chuyên đề... Đồng thời thường xuyên đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng CB,CC,VC trên cơ sở vị trí, chức danh, yêu cầu, nhiệm vụ và quy hoạch cán bộ. Nhờ đó, đội ngũ CB,CC,VC đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn ngày càng cao, trong đó trình độ trên chuẩn đối với giáo dục mầm non đạt 41,8%, giáo dục tiểu học đạt 64,2%, THCS 47,56%, PTDTNT THCS là 62,9%...  

Trong công tác cải cách tài chính công, ngành tiếp tục thực hiện và rà soát, đánh giá lại chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế,  kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan Nhà nước theo Nghị định 130 ngày 17/10/2005 của Chính phủ; quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị định 43 ngày 25/4/2006 của Chính phủ. Sở đã tăng cường phân cấp quản lý tài chính cho các đơn vị, giao quyền tự chủ cho 100% đơn vị, trường học nhằm tăng cường năng lực quản lý, tài chính cho đội ngũ cán bộ quản lý. Nhờ đó, 100% cơ quan sở và các đơn vị, trường học xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ đảm bảo chi tiêu hiệu quả, tiết kiệm, công khai, minh bạch trong quản lý, sử dụng tài chính công. Một số đơn vị đã tiết kiệm được kinh phí trích quỹ phúc lợi hỗ trợ cho CB,CC,VC đi trao đổi, học tập kinh nghiệm về chuyên môn, nghiệp vụ và chi tăng thu nhập tạo động lực thúc đẩy phong trào thi đua trong đơn vị.  

 

                                                                             H.N

 

Các tin khác


Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Phát huy sự chủ động của nhà trường trong lựa chọn sách giáo khoa

Năm học tới, với học sinh các lớp 5, lớp 9 và lớp 12 sẽ là năm học đầu tiên thực hiện việc học sách giáo khoa mới theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, cùng với đó sẽ giao quyền tự quyết chọn sách giáo khoa cho các nhà trường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục