Một buổi tập sinh hoạt cuối tuần của học sinh trường tiểu học Do Nhân (Tân Lạc).

Một buổi tập sinh hoạt cuối tuần của học sinh trường tiểu học Do Nhân (Tân Lạc).

(HBĐT) - Từ ngày 15/10, theo quy định chung, thầy và trò trường tiểu học Do Nhân triển khai thực hiện Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT của Bộ GD&ĐT quy định việc đánh giá học sinh (HS) tiểu học được chuyển từ điểm số sang nhận xét trong đánh giá thường. Sau gần 1 tháng áp dụng, đội ngũ giáo viên của trường đã bước đầu làm quen với cách đánh giá mới và dần đi vào nề nếp, thầy, cô giáo thể hiện trách nhiệm và bám sát học sinh hơn.

 

Cô Đinh Thị Trường,  Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Sau khi tiếp nhận Thông tư số 30, Phòng GD&ĐT huyện Tân Lạc đã tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ, hướng dẫn thực hiện quy định nội dung đánh giá học sinh cho toàn bộ giáo viên tiểu học trên địa bàn huyện. Theo đó, khi đã được tập huấn cơ bản, nhà trường đã tổ chức họp mặt phụ huynh HS đầu năm học để thông báo, phổ biến những quy định mới trong đánh giá học sinh để phụ huynh có thể nắm bắt kịp thời sự thay đổi và xác định vai trò quan trọng của gia đình với việc đánh giá theo quy định mới.  

Ngay từ đầu năm học, nhà trường đã kiện toàn và ổn định các tổ chức, có đủ giáo viên cho các môn học; tập trung chỉ đạo tốt đổi mới chương trình, đổi mới kiểm tra, đánh giá thúc đẩy phương pháp dạy học; tăng cường xây dựng kỷ cương, nề nếp, công tác thanh - kiểm tra (tuần, tháng, học kỳ)...  Nhà trường có 18 GV và 146 HS trong tổng số 9 lớp. Trường đã xây dựng được 9 phòng học, 2 thư viện, 1 phòng y tế, sân trường rộng rãi, đảm bảo cho công tác dạy - học và sinh hoạt của liên đội. Năm học 2013 - 2014, trường được công nhận tập thể lao động tiên tiến, trong đó có 4 GV đạt GV dạy giỏi cấp huyện, 1 HSG cấp tỉnh, 7 HSG cấp huyện và 37 HSG cấp trường. Từ khi triển khai thực hiện Thông tư số 30, cường độ làm việc của GV trong trường tăng lên. Trong giờ học, GV quan sát, quan tâm nhiều hơn đến HS, đặc biệt là HS yếu kém. Cô Đỗ Thị Hiền,  Phó Hiệu trưởng nhà trường, giáo viên phụ trách công tác chuyên môn chia sẻ: “Lúc mới tiếp cận với phương pháp này, có bất cập ở chỗ là lời nhận xét. Vì khi chuyển qua cách đánh giá mới  nhiều học sinh bỡ ngỡ và thắc mắc vì sao cô đánh giá em như thế này, như thế kia nên GV phải mất nhiều thời gian giải thích cho HS hiểu và phải suy nghĩ để đánh giá một cách cụ thể, công bằng, khách quan. Sau mỗi tiết học, GV đều phải ghi lời nhận xét với tất cả học sinh trong lớp. Giờ giải lao và nghỉ trưa, một số thầy, cô giáo còn tranh thủ ghi nhận xét vào vở HS”.  

Theo cô  Đỗ Thị Hiền, cái hay, cái mới của cách đánh giá này là nhìn vào lời nhận xét trong vở HS, GV sẽ biết được điểm yếu của HS này, qua đó cần bổ sung kiến thức gì, cần khắc phục điểm nào, tiến bộ ở những bộ môn nào. Với việc ghi lời nhận xét HS, GV không thể nhận xét chung chung, sơ sài, thay vào đó, GV sẽ phải dành thời gian suy nghĩ về từng học sinh để đưa ra lời nhận xét cụ thể, sát thực nhất, khi biết được năng lực của từng em, GV sẽ điều chỉnh phương pháp dạy học phù hợp với trình độ. Như vậy, cách đánh giá mới này đòi hỏi GV phải yêu nghề, tận tâm; quan tâm bám sát học sinh hơn, còn phụ huynh  phải sâu sát việc học của con em mình để phối hợp kịp thời, chặt chẽ với GV.                 

 

                                                            Hoàng Thảo (T.T.V)

 

Các tin khác


Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Phát huy sự chủ động của nhà trường trong lựa chọn sách giáo khoa

Năm học tới, với học sinh các lớp 5, lớp 9 và lớp 12 sẽ là năm học đầu tiên thực hiện việc học sách giáo khoa mới theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, cùng với đó sẽ giao quyền tự quyết chọn sách giáo khoa cho các nhà trường.

Đổi mới để giáo dục mầm non phát triển toàn diện

Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân nhằm phát triển toàn diện trẻ em về thể chất, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách. Những năm qua, giáo dục mầm non đã được các cấp, các ngành, địa phương quan tâm đầu tư phát triển nhưng vẫn chưa theo kịp yêu cầu thực tiễn đặt ra.

Nâng cao chất lượng các bài học STEM

Giáo dục STEM được triển khai từ năm 2006 tại một số địa phương, bước đầu đã giúp cán bộ quản lý, giáo viên nắm bắt nội dung, phương pháp, hình thức triển khai hiệu quả. Hiện nay, việc phát triển giáo dục STEM góp phần quan trọng nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông.

UBND tỉnh làm việc về công tác giáo dục và đào tạo tại huyện Lạc Sơn

Ngày 8/4, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã làm việc với UBND huyện Lạc Sơn về công tác giáo dục và đào tạo (GD&ĐT). Tham gia đoàn có lãnh đạo các Sở: GD&ĐT, LĐ-TB&XH, Nội vụ, Văn phòng UBND tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục