Ngày 26-2, Bộ Giáo dục và Ðào tạo (GD và ÐT) chính thức ban hành các quy chế kỳ thi THPT Quốc gia. Theo đó, kỳ thi do Bộ GD và ÐT tổ chức cụm thi gồm hai loại: Cụm thi cho các thí sinh dự thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT và xét tuyển sinh ÐH, CÐ (tổ chức thi cho thí sinh của ít nhất hai tỉnh, thành phố) do trường ÐH chủ trì, phối hợp với sở GD và ÐT; Cụm thi cho các thí sinh dự thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT (tổ chức thi tại trường hoặc liên trường phổ thông của tỉnh), do sở GD và ÐT chủ trì, phối hợp với trường ÐH. Thí sinh sẽ đăng ký dự thi tại trường phổ thông nơi thí sinh học lớp 12 và đăng ký tại địa điểm do sở GD và ÐT quy định (dành cho thí sinh tự do). Hạn cuối cùng nhận hồ sơ đăng ký dự thi trước ngày 30 - 4 hằng năm.

 

Ðáng chú ý, đề thi sẽ bảo đảm nội dung nằm trong chương trình THPT, chủ yếu là chương trình lớp 12. Tuy nhiên, đề thi cũng sẽ có sự phân loại trình độ của thí sinh, vừa đáp ứng yêu cầu cơ bản (tốt nghiệp THPT) và yêu cầu nâng cao (tuyển sinh ÐH, CÐ). Bài thi tự luận của thí sinh sẽ được chấm theo thang điểm 10, lấy đến 0,25 và không quy tròn điểm. Ðối với bài thi môn trắc nghiệm, đều được chấm bằng máy và phần mềm chuyên dụng. Tổ chấm thi sẽ tiến hành chấm điểm và quy đổi điểm bằng máy tính sang thang điểm mười (lấy đến 0,25) cho từng bài thi trắc nghiệm.

* Bộ GD và ÐT cũng ban hành Quy chế tuyển sinh ÐH, CÐ hệ chính quy. Trong đó, quy định Bộ GD và ÐT sẽ căn cứ kết quả thi của thí sinh dự thi, xác định ngưỡng bảo đảm chất lượng đầu vào để các trường xây dựng phương án xét tuyển theo kết quả kỳ thi THPT quốc gia. Ngoài ra, các trường phải duy trì tổ hợp các môn thi truyền thống; nếu sử dụng tổ hợp môn thi mới cần dành ít nhất 75% chỉ tiêu để xét tuyển theo các tổ hợp môn thi tương ứng với các khối thi truyền thống. Ðối với trường tổ chức tuyển sinh riêng phải thực hiện theo đề án tuyển sinh riêng đúng quy định.

 

 

                                                                           Theo Báo ND

 

 

Các tin khác


Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Phát huy sự chủ động của nhà trường trong lựa chọn sách giáo khoa

Năm học tới, với học sinh các lớp 5, lớp 9 và lớp 12 sẽ là năm học đầu tiên thực hiện việc học sách giáo khoa mới theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, cùng với đó sẽ giao quyền tự quyết chọn sách giáo khoa cho các nhà trường.

Đổi mới để giáo dục mầm non phát triển toàn diện

Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân nhằm phát triển toàn diện trẻ em về thể chất, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách. Những năm qua, giáo dục mầm non đã được các cấp, các ngành, địa phương quan tâm đầu tư phát triển nhưng vẫn chưa theo kịp yêu cầu thực tiễn đặt ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục