Một giờ lên lớp của  cô giáo Nguyễn  Thị Bạch Yến,  Phó Hiệu trưởng trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ.

Một giờ lên lớp của cô giáo Nguyễn Thị Bạch Yến, Phó Hiệu trưởng trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ.

(HBĐT) - Không biết mệt mỏi, càng gặp thử thách trong công việc càng làm cô thêm say mê với nghiệp làm thầy. Với cô, những khó khăn đó như nguồn cảm hứng để bản thân luôn phấn đấu, quyết tâm giải các “bài toán khó” trong công việc. Có thể khẳng định, niềm đam mê trong nghề rèn con chữ chính là động lực để cô giáo Nguyễn Thị Bạch Yến, Phó hiệu trưởng trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ chưa bao giờ cảm thấy chùn bước trên con đường mình đã và đang đi.

 

Người truyền cảm hứng  

Tốt nghiệp Đại học Sư phạm Hà Nội năm 1986 khoa Ngữ văn, cô giáo Nguyễn Thị Bạch Yến nhận công tác tại trường THPT Kỳ Sơn A. Đến năm 1991, cô chuyển công tác về giảng dạy tại trường THPT Công Nghiệp. Là người năng động, thích tham gia các hoạt động xã hội, cùng với công tác chuyên môn, cô giáo trẻ Bạch Yến được kiêm giữ chức Bí thư Đoàn trường. Hoạt bát, năng động, Bí thư Tỉnh đoàn lúc bấy giờ đã có lời mời cô chuyển công tác về làm tại cơ quan Đoàn thanh niên. Mặc dù thích các hoạt động bề nổi  -hợp với con người nhưng cô Bạch Yến vẫn quyết định ở lại tiếp tục thực hiện ước mơ, cống hiến, truyền lửa cho thế hệ học sinh. Năm 1995, cô là giáo viên trực tiếp bồi dưỡng đội tuyển văn quốc gia của nhà trường và đây cũng là lần đầu tiên trường THPT Công Nghiệp đạt được 3 giải quốc gia môn ngữ văn.  

Năm 1996, cô về công tác tại trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ. Để không bị “chậm bước” so với các đồng nghiệp, bản thân cô Bạch Yến luôn nỗ lực vượt qua nhiều thử thách, khó khăn, không ngừng hoàn thiện bản thân. Điều đó được khẳng định qua từng tiết học. Trở thành một giáo viên giỏi, vững chuyên môn đã khó, đào tạo, rèn rũa được thế hệ học sinh giỏi càng khó hơn. Cô chia sẻ: Muốn các em học giỏi môn văn, trước hết phải truyền cảm hứng cho các em, từ yêu thích, say mê mới có động lực học. Tuy nhiên, những năm gần đây, khi cánh cửa thi vào các trường đại học của khối C ngày càng hẹp. Một số trường chất lượng bỏ thi tuyển khối C và so sánh để vào cùng một trường đại học, các em thi khối C phải có điểm chuẩn cao hơn hẳn so với các khối A, D. Chính vì vậy, xu hướng chọn môn văn (hay khối C) để theo học ngày càng giảm. Trước thực trạng đó, với vai trò là cán bộ quản lý nhà trường, cô đã cùng Ban giám hiệu xây dựng nhiều phương án. Cách thức để phụ huynh, học sinh vẫn tin tưởng và theo học môn văn, thi khối C đó chính là ở chất lượng giảng dạy. Từ sự cầu thị của bản thân, cô cũng luôn mong muốn học sinh của mình phải liên tục cố gắng trau dồi, bổ sung kiến thức còn thiếu hụt.  

Thành công từ niềm đam mê  

Từ kinh nghiệm gần 30 năm đứng trên bục giảng và 20 năm bồi dưỡng đội tuyển quốc gia môn văn, với cô, phát hiện được tố chất của học sinh giỏi văn rất quan trọng. Chỉ qua giọng đọc văn bản, cách nhấn nhá câu, từ; khả năng nói, viết lưu loát và cách tìm ý, kết cấu ý chặt chẽ, mạch lạc là tố chất của 1 học sinh giỏi văn. Tuy nhiên, để hoàn thành được một bài dự thi học sinh giỏi quốc gia môn văn dài 16 - 17 trang giấy, học sinh không chỉ biết học từ kiến thức thầy, cô giáo dạy trên lớp mà phải có khả năng cập nhật kiến thức ngoài sách giáo khoa, nghiên cứu kiến thức từ luận văn thạc sỹ, tiến sỹ trên cả nước..., từ đó chắt lọc xây dựng kho kiến thức chuẩn cho bản thân.  

Với cương vị là Phó hiệu trưởng chuyên môn, cô Bạch Yến đã chỉ đạo sát sao hoạt động chuyên môn của nhà trường, đặc biệt là trong các cuộc thi học sinh giỏi cấp quốc gia, khu vực. Từ năm học 2008 - 2009 đến năm học 2014 - 2015, toàn trường có 275 học sinh giỏi quốc gia, tỷ lệ học sinh thi đỗ vào các trường đại học những năm gần đây đạt trên 95%. Hiện tại, so với các giáo viên được trực tiếp ôn luyện cho đội tuyển quốc gia, cô tự hào là giáo viên có nhiều học sinh giỏi quốc gia nhất tỉnh. Năm học 2014 -  2015, trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ có 41 giải quốc gia ở các môn, trong đó, 6/6 thành viên đội tuyển ngữ văn đều đoạt giải và là 1 trong 2 đội của toàn quốc đạt được kết quả này. Từ kết quả đạt được của bộ môn văn, cô đã tham mưu với Ban giám hiệu nhà trường thành lập thêm chuyên sử và chuyên địa. Năm qua, 2 đội tuyển đã gặt hái được thành công tại kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, đội tuyển lịch sử có 7/8 em đoạt giải (trong đó có 5 giải nhì, 2 giải ba); đội tuyển địa lý có 7 em đoạt giải.  

Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ trao tặng cho cô giáo Nguyễn Thị Bạch Yến vì đã có thành tích trong công tác GD & ĐT từ năm học 2009 - 2010 đến năm học 2013 - 2014 là phần thưởng cao quý ghi nhận những đóng góp tích cực của cá nhân cô đối với phong trào dạy và học của nhà trường.

 

                                                                                Hồng Nhung

 

Các tin khác


Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Phát huy sự chủ động của nhà trường trong lựa chọn sách giáo khoa

Năm học tới, với học sinh các lớp 5, lớp 9 và lớp 12 sẽ là năm học đầu tiên thực hiện việc học sách giáo khoa mới theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, cùng với đó sẽ giao quyền tự quyết chọn sách giáo khoa cho các nhà trường.

Đổi mới để giáo dục mầm non phát triển toàn diện

Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân nhằm phát triển toàn diện trẻ em về thể chất, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách. Những năm qua, giáo dục mầm non đã được các cấp, các ngành, địa phương quan tâm đầu tư phát triển nhưng vẫn chưa theo kịp yêu cầu thực tiễn đặt ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục