Người lao động tìm hiểu, tư vấn việc làm trong phiên giao dịch việc làm tại xã Tây Phong (Cao Phong).

Người lao động tìm hiểu, tư vấn việc làm trong phiên giao dịch việc làm tại xã Tây Phong (Cao Phong).

(HBĐT) - Lao động phổ thông được hiểu là những người chưa qua đào tạo nghề, có thể làm những công việc không đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn, kỹ thuật. Với điều kiện đơn giản tưởng như người lao động sẽ dễ tìm kiếm được việc làm, trên thực tế, giữa cung và cầu đối với lao động phổ thông còn sự chênh lệch lớn.

 Bà Bùi Thị Thảo, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh cho biết: “Qua công tác tư vấn, giới thiệu việc làm, nhất là tại các phiên giao dịch việc làm được tổ chức thú hút đông người lao động đến tìm hiểu thông tin việc làm. Nhu cầu tuyển dụng lao động trong tỉnh của các doanh nghiệp, chủ yếu là lao động phổ thông về các ngành nghề như dệt may, sản xuất hàng điện tử, nhân viên bảo vệ, phục vụ Trong 6 tháng đầu năm nay có 54 doanh nghiệp đăng ký tuyển dụng tại sàn giao dịch việc làm, 39 doanh nghiệp tham gia tuyển dụng trực tiếp tại sàn giao dịch. Qua các phiên giao dịch thu hút gần 800 lao động tham gia, trên 720 lao động được tư vấn. Các doanh nghiệp đã tuyển dụng được 154 lao động tại sàn giao dịch, 102 lao động được hẹn phỏng vấn lại.

Nguồn cung của thị trường lao động phổ thông khá lớn nhưng kết quả tuyển dụng còn hạn chế. Có doanh nghiệp chỉ tuyển dụng được vài lao động tại một phiên giao dịch việc làm. Đây là một thực tế, mặc dù sức ép về việc làm, nhu cầu lao động đối với người lao động và doanh nghiệp đều có nhưng để giao kết được hợp đồng lao động còn phụ thuộc vào sự đồng thuận giữa người lao động và doanh nghiệp về mức lương, chế độ đãi ngộ, thời giờ làm việc, nghỉ ngơi Chị Nguyễn Hằng Nga, cán bộ Phòng Tổ chức - hành chính, Công ty cổ phần đầu tư phát triển Anh Kỳ (TP Hòa Bình) cho biết: “Công ty tuyển dụng lao động khi có sự biến động về nhân sự như lao động nghỉ việc, vị trí việc làm thiếu lao động. Đối tượng lao động phổ thông công ty tuyển dụng như nhân viên bảo vệ, bốc xếp, vận chuyển hàng hoá, lắp ráp đồ nội thất, nhân viên vệ sinh, bán hàng siêu thị Khi tuyển dụng công ty đều có những yêu cầu đối với mỗi vị trí cần tuyển. Thấy phù hợp, người lao động nộp hồ sơ, công ty xét duyệt, lựa chọn, nếu đáp ứng yêu cầu sẽ tiến hành tuyển dụng. Mặt khác, bản thân người lao động cũng có sự lựa chọn về công việc. Có thể có những việc làm phù hợp với điều kiện nhưng người lao động lại không ứng tuyển, không nộp hồ sơ vì không muốn đi làm xa nhà hoặc mức lương còn thấp. Nhất là với doanh nghiệp ngoài tỉnh người lao động còn tính đến mức thu nhập đó có đủ chi trả cho các khoản chi phí sinh hoạt hàng ngày, có tiết kiệm được hay không, nếu thu nhập chỉ vừa đủ mà phải đi làm xa nhà thì công việc đó cũng không hấp dẫn và sẽ lựa chọn ở nhà chứ không đi làm.  

Tìm hiểu tại các cơ sở kinh doanh, xưởng sản xuất nhỏ lẻ cho thấy, việc tìm kiếm lao động phổ thông tự do cũng khá gian nan. Tại thành phố Hoà Bình không khó để bắt gặp trên các tuyến đường phố nhiều tờ rơi tuyển dụng lao động, tuyển thợ phụ cắt tóc, gội đầu, may mặc, nhân viên phục vụ quán ăn, quán kinh doanh dịch vụ karaoke được dán trên cột điện, bờ tường hoặc tại chính cửa hàng. Chị Tuyết, chủ một quán bán hàng ăn tại phường Đồng Tiến cho biết: Việc tìm được một người phục vụ làm lâu dài cũng không dễ dàng vì họ thường hay nghỉ việc vì nhiều lý do. Có khi là do gia đình có việc nên xin nghỉ, có khi là tìm được việc khác ưng ý hơn. Theo anh Tiến, chủ một cơ sở sản xuất đồ gỗ ở phường Phương Lâm, để tìm được một lao động phụ việc đáp ứng yêu cầu là khó bởi công việc đòi hỏi người làm phải chăm chỉ, tỉ mẩn. Hiện một lao động cứng tay nghề ở cơ sở của anh có thể được trả 200 - 250 nghìn đồng/ngày công. Với mức lương đó lao động phải gắn bó lâu dài với công việc nhưng ít người trụ được.  

Bà Bùi Thị Thảo, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh cho biết thêm: “Các doanh nghiệp tuyển dụng có mức lương chi trả cho người lao động bình quân khoảng trên 3 triệu đồng/người/tháng, cá biệt có doanh nghiệp chi trả 7-8 triệu đồng/người/tháng. Mức cung lao động, nhu cầu việc làm của lao động phổ thông ở tỉnh khá lớn, vấn đề quan tâm trước nhất của người lao động khi tìm việc làm chủ yếu là về thu nhập. Với mức thu nhập thấp chưa đảm bảo ổn định đời sống của người lao động thì kết quả việc làm còn hạn chế. Với vai trò kết nối doanh nghiệp và người lao động, trong thời gian tới, Trung tâm tiếp tục phối hợp với các địa phương tuyên truyền rộng rãi về sàn giao dịch việc làm, đẩy mạnh công tác tư vấn, giới thiệu việc làm, mở các phiên giao dịch việc làm lưu động, online, định kỳ tạo điều kiện cho người lao động tiếp cận thông tin chính xác nhu cầu tuyển dụng, việc làm của các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần tính toán để có chế độ tiền lương thỏa đáng cho người lao động, có những ưu đãi phù hợp đảm bảo mức sống để người lao động yên tâm làm việc nhằm gắn kết lâu dài người lao động với doanh nghiệp, tiến tới giải quyết vấn đề chưa cân bằng cung, cầu đối với thị trường lao động phổ thông.

 

 

                                                                            Hà Thu

 

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục