Cuộc sống gia đình chị Bùi Thị Xuân ở xóm Bùi cùng hàng trăm hộ dân ở xã Tân Mỹ (Lạc Sơn) phụ thuộc vào cây sắn, mía nguyên liệu. Các hộ thấp thỏm, lo âu không tiêu thụ được sản phẩm khi cả Nhà máy chế biến tinh bột sắn và Nhà máy mía đường đang bị đình chỉ hoạt động.

Cuộc sống gia đình chị Bùi Thị Xuân ở xóm Bùi cùng hàng trăm hộ dân ở xã Tân Mỹ (Lạc Sơn) phụ thuộc vào cây sắn, mía nguyên liệu. Các hộ thấp thỏm, lo âu không tiêu thụ được sản phẩm khi cả Nhà máy chế biến tinh bột sắn và Nhà máy mía đường đang bị đình chỉ hoạt động.

(HBĐT) - Sau khi có quyết định xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường của Tổng Cục Môi trường đối với Công ty TNHH Tân Hiếu Hưng và Công ty CP Mía đường Hoà Bình về hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, Công ty TNHH Tân Hiếu Hưng bị đình chỉ hoạt động 12 tháng, Công ty CP Mía đường Hoà Bình bị đình chỉ hoạt động 6 tháng. Ngay khi nhận được thông tin trên, nhiều người dân trồng mía nguyên liệu và trồng sắn trên địa bàn luôn trong tâm trạng thấp thỏm, lo âu.

 

Nỗ lực khắc phục sai phạm...

 

Ngày 19/7, khi chúng tôi có mặt tại xóm Bùi, xã Tân Mỹ (Lạc Sơn) - nơi đặt nhà máy chế biến tinh bột sắn của Công ty TNHH Tân Hiếu Hưng (sau đây gọi tắt là Nhà máy chế biến tinh bột sắn) và Công ty CP Mía đường Hoà Bình (sau đây gọi tắt là Công ty mía đường) có một không khí khẩn trương thi công. Giữa trưa nhưng tiếng máy xúc không ngừng nghỉ, nhất là ở phía trong khuôn viên Nhà máy chế biến tinh bột sắn. Trao đổi với chúng tôi, Phó trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) huyện Lạc Sơn. Quách Khắc Dương cho biết: Thực hiện Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường của Tổng Cục Môi trường, hiện nay, các đơn vị đang tích cực, khẩn trương khắc phục sai phạm; tập trung đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải đảm bảo theo quy định. Về phía huyện Lạc Sơn đã đồng ý giao thêm 3 ha đất từ quỹ đất của địa phương cho Nhà máy chế biến tinh bột sắn để xây dựng hệ thống xử lý nước thải. Trao đổi với chúng tôi xung quanh vấn đề này, ông Trần Sỹ Trọng, Giám đốc Nhà máy chế biến tinh bột sắn cho biết: Ngay sau khi có quyết định xử phạt vi phạm hành chính và yêu cầu khắc phục sai phạm của Tổng Cục Môi trường, Công ty đã khẩn trương hoàn thiện các thủ tục đề nghị huyện Lạc Sơn bố trí thêm quỹ đất cũng như tìm kiếm đối tác và ký kết hợp đồng đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải khép kín theo công nghệ vi sinh tái tuần hoàn hiện đại. Hiện nay, Công ty đang tích cực triển khai và đẩy nhanh tiến độ, dự kiến đến tháng 10/2016 sẽ hoàn thành.

          

Cùng với Nhà máy chế biến tinh bột sắn, Công ty mía đường cũng đang tích cực triển khai, hoàn thiện các thủ tục, lựa chọn đơn vị xây dựng hệ thống xử lý nước thải. ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Giám đốc Công ty cho biết: Hiện nay, Công ty đã lựa chọn được đơn vị xây dựng hệ thống xử lý nước thải phù hợp cho nhà máy đó là Trung tâm Công nghệ môi trường - Viện Môi trường và Tài nguyên thuộc Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh. Dự kiến, Công ty và đơn vị nhận thầu thi công xây dựng hệ thống xử lý nước thải sẽ ký kết hợp đồng trong tháng 7/2016. Ngay sau khi ký kết hợp đồng sẽ bắt tay vào xây dựng, lắp đặt thiết bị Dự kiến việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải của nhà máy sẽ hoàn thành trong khoảng thời gian 3 tháng. Hệ thống được xây dựng theo công nghệ tái tuần hoàn, giảm thiểu tối đa lượng xả thải ra môi trường. Hơn nữa khi xả thải ra môi trường, nước thải sẽ đảm bảo theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp ở mức cao nhất (chuẩn cột A, QCVN 40:2011/BTNMT).

           

... Cam kết tiêu thụ sản phẩm cho người dân

          

Lạc Sơn là một trong những địa phương có tổng diện tích mía nguyên liệu và sắn nguyên liệu phục vụ các nhà máy chế biến lớn nhất tỉnh với hàng nghìn hộ dân tham gia trồng, chăm sóc. Theo thống kê, hiện nay, riêng địa bàn huyện có khoảng gần 1.000 ha trồng sắn và hàng trăm ha mía nguyên liệu (toàn tỉnh hiện có trên 1.000 ha mía nguyên liệu, tập trung ở các huyện Tân Lạc, Lạc Sơn, Yên Thuỷ, Đà Bắc và Kim Bôi). Do vậy, việc đình chỉ hoạt động 2 nhà máy vì các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trong thời gian khá dài đã gây tâm lý thấp thỏm, lo âu cho hàng nghìn hộ dân trồng mía, sắn trên địa bàn huyện. ở xã Tân Mỹ, theo đồng chí Đỗ Văn Bảng, Chủ tịch UBND xã, Hiện nay, xã Tân Mỹ có trên 110 ha mía nguyên liệu và gần 200 ha sắn. Nguồn thu của một bộ phận người dân phụ thuộc vào 2 loại cây này. Do vậy, nếu các nhà máy không kịp đi vào hoạt động đúng thời vụ thì cuộc sống của người dân có những ảnh hưởng, tác động khá lớn. Về phía người dân đang có tâm lý thấp thỏm, lo âu khi niên vụ sản xuất của các nhà máy đang đến gần.

 

Chị Bùi Thị Xuân ở xóm Bùi, xã Tân Mỹ chia sẻ: Cuộc sống của gia đình tôi cũng chỉ trông chờ vào mấy nghìn m2 đất trồng sắn và mía đường. Nếu niên vụ tới, các nhà máy vẫn chưa được đi vào hoạt động sản xuất thì không biết việc tiêu thụ sản phẩm thế nào. Mong các cấp có chính sách hỗ trợ chứ không đời sống người dân chúng tôi đã nghèo lại càng khó khăn hơn.

 

Trao đổi với chúng tôi xung quanh vấn đề này, đại diện lãnh đạo Nhà máy chế biến tinh bột sắn và đại diện lãnh đạo Công ty mía đường đều cho biết sẽ cố gắng hết sức để bao tiêu toàn bộ sản phẩm cho người dân theo đúng cam kết. Về phía Công ty mía đường có thuận lợi hơn Nhà máy chế biến tinh bột sắn vì khi thời hạn đình chỉ hết hiệu lực cũng là lúc nhà máy bước vào niên vụ mới. Tuy vậy, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Giám đốc Công ty cho biết: Chúng tôi cam kết, chỉ khi nào hoàn thành hệ thống xử lý nước thải đảm bảo đáp ứng các yêu cầu đề ra mới cho nhà máy hoạt động. Nếu hệ thống xử lý nước thải chưa hoàn thiện và chưa đảm bảo yêu cầu thì nhất định chúng tôi chưa hoạt động. Trong điều kiện nào, nhà máy chưa thể hoạt động thì chúng tôi vẫn cam kết sẽ bao tiêu toàn bộ sản phẩm cho người dân theo như hợp đồng.

 

Còn về phía Nhà máy chế biến tinh bột sắn, ông Trần Sỹ Trọng cho biết: Công ty đang nỗ lực đẩy nhanh tiến độ xây dựng hệ thống xử lý nước thải đảm bảo yêu cầu để làm cơ sở đề xuất với Tổng Cục Môi trường rút ngắn thời hạn đình chỉ để Công ty bước vào hoạt động sản xuất trong niên vụ 2016 - 2017. Nếu không được các cơ quan chức năng chấp nhận, Công ty sẽ có phương án để bao tiêu, thu mua toàn bộ nông sản cho người dân trong vùng nguyên liệu của Nhà máy.

 

 

 

                                                                  Mạnh Hùng

Các tin khác


Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân về phòng, chống bệnh dại

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2023 cả nước có 82 người chết vì bệnh dại tại 30 tỉnh, thành phố; 674.888 người bị động vật cắn đã phải điều trị dự phòng bệnh dại, tăng 45% so với năm 2022 (trong đó 80% trường hợp là do chó, 18% do mèo, còn lại do các loại động vật khác như khỉ, chuột, dơi).

Quyết liệt triển khai tiêm vắc xin phòng dại

Hiện nay, các địa phương trong tỉnh đang quyết liệt triển khai tiêm vắc xin phòng dại cho đàn chó, mèo. Đây là giải pháp quan trọng để phòng, chống bệnh dại khi bước vào mùa hè, tránh những cái chết thương tâm do bệnh dại gây ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục