Trạm y tế xã Thu Phong (Cao Phong) được đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế phục vụ tốt công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân. ảnh: Cán bộ trạm y tế xã Thu Phong điều trị cho bệnh nhân nội trú.

Trạm y tế xã Thu Phong (Cao Phong) được đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế phục vụ tốt công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân. ảnh: Cán bộ trạm y tế xã Thu Phong điều trị cho bệnh nhân nội trú.

(HBĐT) - Từ ngày 1/1/2016, Thông tư số 40/2015/TT-BYT ngày 16/11/2015 của Bộ Y tế quy định đăng ký khám, chữa bệnh BHYT ban đầu và chuyển tuyến khám, chữa bệnh BHYT có hiệu lực thi hành.

 

Theo đó, trường hợp đăng ký khám, chữa bệnh BHYT ban đầu tại một cơ sở khám, chữa bệnh tuyến xã, phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện được quyền khám - chữa bệnh tại bất kỳ trạm y tế tuyến xã, phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện trong cùng địa bàn tỉnh được xem đúng tuyến, được BHYT chi trả viện phí đầy đủ theo đúng mức quyền lợi hưởng của thẻ BHYT. Việc thông tuyến khám, chữa bệnh BHYT đối với tuyến xã, tuyến huyện trong cùng địa bàn tỉnh đã mang lại những lợi ích thiết thực cho người bệnh.  

Đồng chí Đào Quang Huy, Phó Trưởng phòng Giám định BHYT (BHXH tỉnh) cho biết: Từ đầu năm 2016, việc khám, chữa bệnh BHYT được thông tuyến đối với tuyến xã, tuyến huyện được thực hiện đồng nhất theo quy định. Tuy nhiên, với đối tượng là người dân tộc thiểu số (thẻ BHYT có ký hiệu K1, K2) đã thực hiện từ năm 2015, được quỹ BHYT thanh toán chi phí khám, chữa bệnh đối với bệnh viện tuyến huyện, điều trị nội trú đối với bệnh viện tuyến tỉnh và T.ư. Trên địa bàn tỉnh, tỷ lệ thẻ BHYT đối tượng K1, K2 chiếm khoảng 60% đã thực hiện thông tuyến khám, chữa bệnh BHYT, còn lại 40% được thực hiện từ ngày 1/1/2016.

Theo số liệu tổng hợp của BHXH tỉnh, trong 6 tháng đầu năm, số bệnh nhân đến khám, chữa bệnh tại tuyến xã có 116.748 người, trong đó, điều trị ngoại trú 116.441 người, điều trị nội trú 307 người, tổng chi BHYT trên 10,5 tỉ đồng. Số bệnh nhân khám, chữa bệnh tại tuyến huyện 193.780 lượt người, trong đó, điều trị nội trú 159.465  người, ngoại trú 34.315 người, tổng chi BHYT trên 94,2 tỉ đồng. So với cùng kỳ năm 2015, nhiều địa phương có số lượt bệnh nhân đến khám, chữa bệnh tăng đáng kể nhưng cũng có địa bàn tỷ lệ giảm khá cao. Mai Châu, Lạc Sơn, Kim Bôi là những huyện có tỷ lệ bệnh nhân khám, điều trị nội, ngoại trú đều tăng so với cùng kỳ năm trước. Riêng trong quý II, số lượt khám, chữa bệnh ngoại trú tại các trạm y tế tuyến xã của huyện Mai Châu tăng 23%, tuyến huyện tăng 21%, bệnh nhân nội trú tăng 17% đối với tuyến xã, tăng 10% đối với tuyến huyện. Huyện Kim Bôi tăng 25% tuyến huyện, tăng 198% tuyến xã đối với bệnh nhân ngoại trú, tăng 20% bệnh nhân nội trú tuyến huyện. Huyện Lạc Sơn tăng 118% tuyến xã, 49% tuyến huyện đối với bệnh nhân ngoại trú, tăng 20% tuyến huyện, tăng 84% tuyến xã đối với bệnh nhân nội trú... Có thể nhận thấy, việc thông tuyến khám, chữa bệnh BHYT tạo thuận lợi cho người dân không bị giới hạn về việc lựa chọn cơ sở điều trị cùng tuyến. Người bệnh có quyền đến khám, chữa bệnh tại bất kỳ cơ sở nào mà họ nhận thấy cung cấp dịch vụ, chất lượng tốt trong cùng tuyến. Do đó, việc nơi này có đông bệnh nhân, nơi khác có ít bệnh nhân là điều dễ hiểu. 

Bên cạnh yếu tố tích cực, bất cập nhất hiện nay trong thực hiện thông tuyến khám, chữa bệnh BHYT đó là việc quản lý, kiểm soát người đi khám, chữa bệnh - đồng chí Đào Quang Huy, Phó Trưởng phòng Giám định BHYT (BHXH tỉnh) cho biết thêm. Hiện phần mềm thanh toán BHYT để quản lý khám, chữa bệnh BHYT chỉ được thực hiện tại các đơn vị chưa được kết nối trong hệ thống nên trong một ngày một người bệnh có thể đi khám, điều trị bệnh tại nhiều cơ sở y tế trong cùng tuyến mà không bị phát hiện, BHYT vẫn thanh toán dẫn đến gia tăng chi phí khám, chữa bệnh BHYT, nguy cơ bội chi quỹ BHYT. Ngành BHXH đang xây dựng hệ thống giám định, thanh toán chi phí khám, chữa bệnh BHYT kết nối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh BHYT trên toàn quốc, thông qua hệ thống việc theo dõi, kiểm soát khám, chữa bệnh BHYT sẽ chặt chẽ hơn, bảo đảm chỉ chấp nhận thanh toán chi phí khám, chữa bệnh BHYT đối với các trường hợp đúng quy định.  

Theo lộ trình, từ ngày 1/1/2016 thực hiện thông tuyến khám, chữa bệnh BHYT đối với tuyến xã, huyện; từ ngày 1/1/2021 thông tuyến khám, chữa bệnh BHYT đối với bệnh viện tuyến tỉnh. Chính sách BHYT ngày càng tạo thuận lợi cho người dân trong việc tiếp cận dịch vụ y tế, người dân được hưởng lợi, có nhiều lựa chọn trong chăm sóc sức khoẻ, thẻ BHYT  ngày càng có giá trị sẽ là động lực để người dân tham gia BHYT nhiều hơn. Trong 6 tháng đầu năm, toàn tỉnh có 757.726 người tham gia BHYT, tăng 67.011 người (9,7%) so với cùng kỳ năm 2015, đạt 91% dân số toàn tỉnh.

 

                                                                     Hà Thu

 

 

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục