Hiện nay, huyện Lương Sơn là địa phương duy nhất trong tỉnh xây dựng được cửa hàng giới thiệu và bán các loại nông sản  đảm bảo VSATTP, đáp ứng nhu cầu sử dụng nông sản sạch của người tiêu dùng.

Hiện nay, huyện Lương Sơn là địa phương duy nhất trong tỉnh xây dựng được cửa hàng giới thiệu và bán các loại nông sản đảm bảo VSATTP, đáp ứng nhu cầu sử dụng nông sản sạch của người tiêu dùng.

(HBĐT) - Không chỉ có mặt và tạo được chỗ đứng vững chắc ở thị trường khó tính như Thủ đô Hà Nội, năm 2015, sản phẩm nông nghiệp rau hữu cơ (RHC) của huyện Lương Sơn còn được Hội Nông dân Việt Nam tôn vinh là “sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu”. Mới đây nhất, ngày 10/7/2016, sản phẩm RHC của Lương Sơn được Tổng Hội Nông nghiệp Việt Nam tôn vinh là “sản phẩm vàng” và có mặt trong chuỗi sản phẩm an toàn thực phẩm “Thực phẩm xanh, nông sản sạch”. Đó là những dấu ấn đầy thuyết phục cho thấy sản phẩm RHC do người nông dân huyện Lương Sơn sản xuất đang có được bước tiến dài về chất trong hành trình hướng ra thị trường lớn.

 

Cửa hàng chuyên bán sản phẩm RHC của liên nhóm sản xuất hữu cơ huyện Lương Sơn (đặt tại thị trấn Lương Sơn) là cửa hàng chuyên giới thiệu, cung cấp sản phẩm RHC an toàn cho người tiêu dùng. Thời gian qua đã trở thành địa chỉ quen thuộc, tin cậy của người dân trên địa bàn thị trấn Lương Sơn và một số địa bàn lân cận. Chị Phùng Thị Lan, Chủ tịch Hội Nông dân, Trưởng liên nhóm sản xuất hữu cơ huyện Lương Sơn cho biết: Cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm RHC của liên nhóm sản xuất hữu cơ huyện Lương Sơn hiện là cửa hàng đầu tiên và duy nhất trong toàn tỉnh chuyên bán sản phẩm RHC và nông sản an toàn. Sự đánh giá, phản hồi từ phía người tiêu dùng đối với sản phẩm được trưng bày và bán tại cửa hàng rất tốt. Lượng tiêu thụ ngày càng tăng, đáp ứng nhu cầu thực phẩm sạch cho thị trường, thực sự trở thành địa chỉ tin cậy của người dân địa phương. Đây cũng là một trong những cơ sở quan trọng để huyện Lương Sơn tiếp tục đầu tư phát triển và mở rộng sản xuất RHC trong thời gian tới.

 

Chị Phùng Thị Lan cho biết: Năm 2008, được sự hỗ trợ của dự án ADDA (Đan Mạch), trường Cao đẳng NN&PTNT Bắc Bộ, huyện Lương Sơn đã phối hợp triển khai dự án sản xuất RHC tại 7 xã, thị trấn  trong huyện. Các sản phẩm hữu cơ chủ yếu là các loại rau, củ, quả như: rau cải, ngót, cà chua, mồng tơi, bí xanh, dưa chuột, đậu... Sau 8 năm duy trì và phát triển, đến nay, huyện đã thành lập được 16 nhóm sản xuất RHC với 139 thành viên tham gia, tổng diện tích sản xuất 10,5 ha. Trong đó có 8 ha sản xuất RHC được công nhận đạt tiêu chuẩn PGS (tiêu chuẩn quốc tế về sản xuất RHC an toàn), 2,5 ha còn lại là diện tích mới chuyển đổi đang trong quá trình xây dựng để được công nhận đảm bảo tiêu chuẩn PGS.

 

Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền và đảm bảo chất lượng sản phẩm nên đến nay, hầu hết các sản phẩm nông sản hữu cơ làm ra đều được kết nối với các doanh nghiệp bao tiêu. Theo đó, trong năm 2015, các nhóm sản xuất nông nghiệp hữu cơ huyện Lương Sơn đã sản xuất và cung ứng trên 84 tấn sản phẩm RHC và 11 tấn gà sạch đảm bảo chất lượng ra thị trường. Tính riêng trong 6 tháng đầu năm 2016, các nhóm đã sản xuất và cung cấp trên 75,4 tấn sản phẩm nông sản hữu cơ các loại. Thị trường tiêu thụ các sản phẩm nông sản hữu cơ Lương Sơn chủ yếu là Hà Nội và các tỉnh lân cận. Do nguồn cung hiện tại vẫn chưa đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của thị trường nên huyện Lương Sơn tiếp tục đào tạo nông dân để mở rộng thêm diện tích sản xuất. Định hướng trong những năm tới, huyện sẽ tập trung phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp hàng hoá, nông nghiệp sạch hoàn toàn không dùng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học tạo thành các vùng sản xuất hàng hoá tập trung có thương hiệu và đồng bộ từ khâu sản xuất, chọn giống đến chế biến tiêu thụ sản phẩm, gắn sản xuất nông nghiệp với bảo vệ môi trường. Hiện nay, huyện đã quy hoạch khoảng 30 ha đất để sản xuất RHC. Trước mắt, trong năm 2016 sẽ mở rộng diện tích trồng RHC an toàn thêm 10 ha, tập trung ở 6 điểm gồm các xã: Hợp Hoà, Cư Yên, Cao Răm, Nhuận Trạch, Tân Vinh và thị trấn Lương Sơn, đảm bảo mỗi vùng trồng rau tập trung có diện tích từ 2 - 3 ha. Đó sẽ là những bước đi chắc chắn để huyện Lương Sơn tiếp tục hành trình xây dựng thương hiệu cho sản phẩm RHC của huyện, hướng đến cung cấp cho thị trường những nông sản an toàn và chất lượng cao.

 

 

                                                                    Thu Trang

 

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục