Bỏng ngô, trứng muối, thịt xông khói, thực phẩm có đường tinh chế, đồ chế biến sẵn... rất có hại cho não, làm giảm trí thông minh và trí nhớ.

 

Theo Health Sina, bộ não không chỉ là cơ quan quan trọng nhất của cơ thể, mà còn là nơi đặt hệ thần kinh trung ương, mỗi bước di chuyển của con người đều phải thông qua "bộ chỉ huy" này. Nếu não tổn thương sẽ dễ bị mất trí nhớ, nặng hơn thì con người không thể chăm sóc bản thân hay di chuyển. Do đó, chúng ta nên chăm sóc tốt cho bộ não. Trong cuộc sống hàng ngày nên tránh ăn các thực phẩm gây tổn thương não sau đây:

Bỏng ngô đứng đầu danh sách thực phẩm phổ biến có chứa chì. Chì là kim loại nặng độc hại, có thể thay thế vị trí hoạt động của các khoáng chất khác như sắt, canxi, kẽm  trong hệ thống thần kinh. Đây thực sự là sát thủ giết chết các tế bào não. 

 

Trứng muối cũng nằm trong danh sách thực phẩm chứa chì không nên ăn.

 

Món ăn mặn rất nguy hiểm cho não. Muối là gia vị quan trọng, đồng thời cũng là nguyên tố cần thiết cho cơ thể, song chỉ nên ăn với lượng vừa đủ. Nếu bạn ăn quá mặn sẽ ảnh hưởng đến việc cung cấp máu lên não, các tế bào não thiếu máu lâu dài, thiếu oxy máu thì chết sớm hơn so với bình thường.

 

Thực phẩm có đường tinh chế rất hại não. Thông thường đường sucrose và đường nho glucose là vô hại. Tuy nhiên, các nhà sản xuất hiện nay thường thêm đường tinh chế vào thực phẩm chế biến sẵn. Nếu bạn ăn quá nhiều thực phẩm này có thể gây tổn hại mô não, ảnh hưởng đến sự phát triển và tăng trưởng của tế bào. Trẻ em càng cần phải thận trọng.

 

Thực phẩm có dư lượng hóa chất như thuốc trừ sâu, thuốc tăng trưởng không chỉ gây ngộ độc, tiêu chảy mà còn tổn hại các tế bào não. Vì vậy, khi mua các loại trái cây và rau để ăn, làm sạch triệt để hóa chất rồi mới sử dụng

 

Bánh quẩy nằm trong danh sách thực phẩm chứa nhiều nhôm không nên ăn. Trẻ em ăn nhiều loại bánh này thường ảnh hưởng đến trí nhớ, phản ứng chậm chạp, thậm chí dẫn đến chứng đần độn.

 

Bánh tiêu cũng trong danh sách thực phẩm chiên rán "giàu" kim loại nhôm có hại cho não bộ.

 

Các nghiên cứu cho thấy thực phẩm chiên ở nhiệt độ dầu trên 200 độ C và thực phẩm phơi dưới ánh nắng mặt trời trong thời gian dài như ngỗng quay, vịt, cá hun khói… chứa nhiều lipid peroxide. Chất này dễ dàng tích lũy trong cơ thể gây hại nhất định đến hệ thống enzym chuyển hóa trao đổi chất, thúc đẩy não lão hóa sớm hoặc mất trí nhớ.

 

Để bánh kẹo, sữa, sữa chua trở nên bắt mắt hơn, nhà sản xuất thường cho thêm vào những chất phụ gia, chất tạo màu, tạo hương vị để thu hút trẻ. Nghiên cứu cho thấy rất nhiều hóa chất được tìm thấy trong đồ ăn chế biến sẵn như thế này có thể gây tổn hại cho não bộ của bé. Vì vậy, các chuyên gia khuyên mọi người nên tập cho trẻ thói quen ăn uống lành mạnh, tránh xa các loại thức ăn, bánh kẹo, sữa có màu sắc sặc sỡ và nhiều hương vị.

                                                                        Theo Vnexpress

 

 

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục