(HBĐT) - Theo số liệu thống kê của Chi cục Vệ sinh ATTP, toàn tỉnh hiện có 36 cơ sở sản xuất nước uống đóng chai, đóng bình và đá viên. Chuẩn bị bước vào năm học mới, nhu cầu sử dụng nước uống đóng chai, đóng bình sẽ tăng mạnh. Do đó, Chi cục Vệ sinh ATTP tỉnh đã tổ chức các đoàn thanh, kiểm tra để đảm bảo quản lý chặt chẽ chất lượng nước uống đóng chai, đóng bình và đá viên.

 

Qua khảo sát thực tế trên địa bàn tỉnh cho thấy các cơ sở sản xuất nước uống đóng chai, đóng bình và đá viên chủ yếu ở quy mô vừa và nhỏ, hình thức phân phối qua đại lý và bán lẻ tại gia đình. Một cửa hàng gas, hàng tạp hóa, bán băng đĩa, đại lý bánh kẹo... đều có thể trở thành đại lý phân phối nước uống đóng chai, đóng bình và đá viên. Nước uống đóng chai, đóng bình được đặc biệt ưa chuộng tại các cơ quan, trường học... Do đó, vấn đề chất lượng vệ sinh ATTP được người dân hết sức quan tâm.

Công nhân Công ty TNHH MTV Mạnh Phi (TP Hòa Bình) kiểm tra sản phẩm nước đóng bình Icy pure trước khi đưa ra thị trường.

 

Đưa chúng tôi đi thăm quan khu vực nhà xưởng và hệ thống sản xuất của Công ty TNHH MTV Mạnh Phi tại tổ 4, phường Thái Bình, thành phố Hòa Bình, ông Nguyễn Đình Mạnh  Giám đốc Công ty cho biết: Để đảm bảo thương hiệu cho sản phẩm, công ty đã đắng ký và cuối năm 2015 được Cục sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ cấp giấy chứng nhận đăng ký và bảo hộ tổng thể cho nhãn hiệu “Icy pure”. Đây vừa là điều kiện thuận lợi nhưng cũng là áp lực đòi hỏi Công ty phải đầu tư dây chuyền, hiện đại hóa sản xuất để đảm bảo chất lượng, uy tín cho sản phẩm. Vừa qua, Công ty đã đầu tư hơn 1 tỷ đồng để bước đầu chuẩn hóa hệ thống máy móc sản xuất đá tinh khiết và nước uống đóng chai. Sản phẩm của Công ty chủ yếu cung cấp cho thị trường thành phố Hòa Bình và các huyện: Cao Phong, Kỳ Sơn, Tân Lạc.

 

Tuy nhiên, một thực tế đang diễn ra hiện nay là nhiều cơ quan, đơn vị, trường học... lựa chọn nước uống đóng chai, đóng bình chủ yếu vì giá thành sản phẩm. Do đó, các cơ sở sản xuất buộc phải tiết kiệm chi phí sản xuất để hạ giá thành. Trước tiên là việc sử dụng nước giếng khoan thay cho sử dụng nước máy, hệ thống xử lý nước thô sơ, công nghệ xúc rửa bình đơn giản không đảm bảo vệ sinh

 

Trao đổi với chúng tôi, bác sĩ Bùi Quang Huấn, Chi cục trưởng Chi cục Vệ sinh ATTP tỉnh cho biết: ở các tỉnh, thành phố lân cận đã phát hiện  nhiều vụ vi phạm nghiêm trọng về vệ sinh ATTP đối với nước uống đóng chai, đóng bình và đá viên. Cá biệt còn phát hiện cả các loại trực khuẩn gây bệnh mủ xanh dẫn đến hoại tử giác mạc, thủng giác mạc... Nhiều cơ sở có hệ thống lọc nước chỉ “làm vì”, mà đóng trực tiếp nước máy vào chai, vào bình... Trên địa bàn tỉnh ta, hàng năm, Chi cục Vệ sinh ATTP đều đã tiến hành thanh, kiểm tra, tuy nhiên chưa phát hiện những sai phạm nghiêm trọng. Những lỗi thường gặp là vấn đề vệ sinh, cơ sở vật chất chưa đảm bảo. Đoàn kiểm tra đã kiến nghị để các cơ sở kịp thời điều chỉnh.

 

Cuối tháng 7 vừa qua, Chi cục Vệ sinh ATTP tổ chức hội nghị triển khai các văn bản quy phạm pháp luật về ATTP liên quan đến sản xuất, kinh doanh nước khoáng thiên nhiên, nước uống đóng chai, đóng bình và đá viên đến chủ cơ sở sản xuất. Qua đó lưu ý một số nội dung như công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định ATTP, hướng dẫn ghi nhãn hàng hóa và chất hỗ trợ chế biến thực phẩm bao gói sẵn, điều kiện sản xuất, kinh doanh thực phẩm và đặc biệt là quy định xử phạt vi phạm hành chính về ATTP liên quan đến sản xuất nước.

 

Ngành Y tế đang phối hợp tổ chức đoàn thanh tra liên ngành kiểm tra và lấy mẫu xét nghiệm tại 100% cơ sở sản xuất nước đóng chai, đóng bình và đá viên, kiên quyết chỉ cho lưu hành các sản phẩm đạt chất lượng. Nếu phát hiện cơ sở nào vi phạm sẽ yêu cầu khắc phục, nâng cao công nghệ và thậm chí là yêu cầu đóng cửa đối với cơ sở không đảm bảo yêu cầu.

                                                                                      Dương Liễu

 

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục