(HBĐT) - Chợ Chiềng, xã Tân Lập (Lạc Sơn) được xem là một chợ lớn trong khu vực Mường Vó. Theo thông lệ, mỗi tuần chợ Chiềng có 2 phiên họp vào thứ ba và thứ sáu. Nơi đây trở thành đầu mối tập trung mua bán, trao đổi hàng hoá giữa người dân ở các xã: Tân Lập, Miền Đồi, Tuân Đạo, Quý Hoà. Trước đây, hàng hoá được mang đến chợ chủ yếu là các sản phẩm nông sản của người dân địa phương sản xuất. Do sự giao thương ngày càng được mở rộng, hiện nay ở chợ Chiềng có đủ các mặt hàng nhu yếu phẩm thiết yếu phục vụ đời sống người dân.

 

 

Các sản phẩm hoa quả không rõ nguồn gốc, xuất xứ được đóng trong các thùng giấy bên ngoài ghi bằng tiếng nước ngoài được tư thương đưa về bày bán tràn lan ở chợ Chiềng, xã Tân Lập (Lạc Sơn).

 

Chị Bùi Thị Phăng, Phó Chủ tịch UBMTTQ xã Tân Lập cho biết: Các mặt hàng được bày bán ở đây chủ yếu là các loại hoa quả, thực phẩm và đồ gia dụng. Tuy nhiên, đáng nói là những đồ gia dụng, thực phẩm được bày bán, có nhiều hàng nhái, hàng kém chất lượng, không có nguồn gốc. Đặc biệt,  nhiều loại hoa quả như táo, nho, dưa lưới, dưa vàng, mận, cam... , không có nhãn mác, xuất xứ rõ ràng được đóng trong các thùng giấy bên ngoài ghi toàn bằng tiếng nước ngoài được tư thương đưa từ nơi khác về. Đáng lo ngại là nhiều sản phẩm chất lượng rất kém. Gia đình tôi và nhiều gia đình khác có lần mua phải những hoa quả nhìn bên ngoài rất đẹp, bóng bẩy, căng mọng nhưng khi ăn ai cũng phát hoảng vì bên trong đã ủng, thối.

 

Trao đổi với chúng tôi xung quanh vấn đề đảm bảo ATVSTP tại chợ Chiềng, đồng chí Bùi Văn Tuyến, Chủ tịch UBND, Trưởng Ban chỉ đạo ATVSTP xã Tân Lập cho biết: Trước thực trạng các sản phẩm hàng hoá không rõ nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, ảnh hưởng đến sức khoẻ người dân được bày bán tràn lan ở chợ Chiềng, UBND xã đã chỉ đạo các ngành, đoàn thể, Ban quản lý các xóm đẩy mạnh tuyên truyền về công tác đảm bảo ATVSTP đến người dân. Từ đầu năm đến nay, xã Tân Lập đã mở 4 đợt tuyên truyền cho hàng nghìn lượt người về chế biến, bảo quản, sử dụng thực phẩm an toàn. Cùng với đó, xã tăng cường phối hợp với đoàn công tác liên ngành của huyện kiểm tra, tịch thu, tiêu huỷ hàng hoá kém chất lượng, không đảm bảo như: bánh kẹo quá hạn, hoa quả thối, nát không có nguồn gốc, xuất xứ... Tuy nhiên, do hàng hoá được bày bán tràn lan nên việc phân biệt đâu là hàng đảm bảo chất lượng và hàng kém chất lượng người dân khó có thể phân biệt được.

 

Ngoài ra, do đời sống của đa số người dân còn nhiều khó khăn nên cứ thấy hàng rẻ là mua về, chất lượng mặt hàng thì hầu như không nắm rõ. “Như mặt hàng gia dụng thì chóng hỏng; về thực phẩm ăn uống không đảm bảo, còn có cả mì chính giả nhưng chúng tôi làm sao biết mà phân biệt được. Các mặt hàng ăn uống, hoa quả không có nguồn gốc rõ ràng ở đây được bán tràn lan, tư thương mang về bán không có sự kiểm định, kiểm soát chất lượng. Bằng mắt thường không thể phân biệt đâu là sản phẩm an toàn, đâu là sản phẩm độc hại, có sử dụng chất bảo quản. ở đây cũng đã từng có nhiều nhà mua về hôm trước thấy quả vẫn còn tươi, ngon nhưng sang ngày hôm sau thì không thể sử dụng được. Tuy chưa xảy ra vụ ngộ độ thực phẩm nào nhưng trước thực trạng trên, với trách nhiệm của mình xã cũng chỉ biết đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân. Chúng tôi mong rằng, các ngành chức năng cần có những chủ trương, biện pháp cụ thể hơn nữa để giúp người dân nhận thức rõ được những sản phẩm đảm bảo chất lượng, an toàn cho sức khoẻ, nhất là tăng cường hơn nữa sự giám sát hàng hoá, thực phẩm được bày bán ở các đầu mối chợ nông thôn” - Chủ tịch UBND xã Tân Lập Bùi Văn Tuyến kiến nghị.

 

 

                                                                     Mạnh Hùng

 

Các tin khác


Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục