(HBĐT) - Họp hội đồng người bệnh là một hoạt động được tổ chức định kỳ hàng tháng, quý tại các bệnh viện cho người bệnh và người nhà người bệnh. Ngoài các câu hỏi về cách chăm sóc cho người bệnh, thái độ y đức của y, bác sỹ thì câu hỏi về chế độ và quyền lợi của người tham gia BHYT luôn được đặt ra trong các buổi họp.

 

 

Khoa mắt - Bệnh viện Đa khoa tỉnh tạo thuận lợi cho bệnh nhân có BHYT khám và điều trị. ảnh: Việt Lâm

 

Cách tính mức hưởng BHYT khi khám chữa bệnh trái tuyến

 

Anh Bùi Văn An, xã Đông Lai (Tân Lạc) thắc mắc: về vấn đề anh có thẻ BHYT tham gia theo hộ gia đình, đi khám - chữa bệnh vượt lên tuyến tỉnh thì mức hưởng 60%. Tuy nhiên, khi so sánh với mức chi trả của người không có thẻ BHYT anh thấy mức hưởng của mình thấp hơn mức 60%. Trả lời câu hỏi của anh, điều dưỡng trưởng khoa Khám bệnh - Bệnh viện Đa khoa  tỉnh Đoàn Mạnh Nam cho biết: Thẻ của anh là thẻ tham gia theo hộ gia đình, nếu đúng tuyến sẽ được hưởng 80% chi phí khám - chữa bệnh. Tuy nhiên anh vượt tuyến lên Bệnh viện Đa khoa tỉnh mà không có giấy chuyển viện nên anh chỉ được hưởng 60% của mức hưởng đúng tuyến, tức là bằng 48%. Tương tự như vậy, đối với các mức hưởng khác, ví dụ như người thuộc hộ cận nghèo, mức hưởng đúng tuyến 95%, mức hưởng khi vượt tuyến không đúng quy định lên tuyến tỉnh là 57%...

 

Tóm lại, khi đi khám - chữa bệnh vượt tuyến, người bệnh được hưởng 40% chi phí điều trị nội trú tại bệnh viện tuyến Trung ương; hưởng 60% chi phí điều trị nội trú từ ngày 1/1/2016 - 31/12/2020 tại các bệnh viện tuyến tỉnh và tùy vào mức hưởng của từng loại đối tượng tham gia BHYT. Trường hợp điều trị ngoại trú vượt tuyến sẽ không được hưởng BHYT.

 

Người thuộc hộ gia đình nghèo, dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện KT -XH khó khăn, đặc biệt khó khăn; người tham gia BHYT đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo được cấp thẻ BHYT có ký hiệu K1, K2, K3 khi tự đi khám bệnh tại bất kỳ cơ sở y tế ở tuyến huyện, tỉnh, Trung ương mà phải nằm điều trị nội trú thì không cần có giấy chuyển viện và được quỹ BHYT thanh toán 100% theo quy định.

 

Thông tuyến khám - chữa bệnh tại tất cả các bệnh viện tuyến huyện

 

Bác Quách Văn Hiện, xã Đồng Môn (Lạc Thủy) hỏi: Bác có người cháu đang làm việc tại huyện Hải Hậu (Nam Định), tuy nhiên, thẻ BHYT vẫn đăng ký tại Bệnh viện Đa khoa huyện Lạc Thủy. Đầu năm 2016, cháu có đi khám - chữa bệnh tại Bệnh viện Đa khoa huyện Hải Hậu nhưng không được hưởng BHYT. Như vậy,  người tham gia BHYT mà vẫn chịu thiệt thòi.

 

Đồng chí Bùi Thị Minh Thủy - Cán bộ Trung tâm Truyền thông GDSK tỉnh đã trả lời vướng mắc của bác Hiện như sau: Công văn số 5388/BHYT-CSYT của BHXH Việt Nam ban hành ngày 30/12/2015 chỉ quy định thông tuyến khám - chữa bệnh cho người có thẻ BHYT ở các bệnh viện tuyến quận /huyện trong cùng 1 tỉnh. Sau đó ngày 21/3/2016, BHXH Việt Nam đã ban hành Công văn số 943/BHXH-CSYT. Tại khoản 1, 2 của công văn này ghi rõ người bệnh có thể đăng ký khám - chữa bệnh theo thẻ BHYT ở các bệnh viện tuyến huyện trên toàn quốc. Như vậy, cháu bác Hiện khám không đúng tuyến trong khoảng thời gian từ ngày 1/1/2016 - 21/3/2016 nhưng chưa được hưởng quyền lợi BHYT thì có thể mang hồ sơ khám, chữa bệnh đến cơ quan BHXH tỉnh Hòa Bình để được giải quyết thanh toán chi phí khám - chữa bệnh theo quy định hiện hành.

 

                                                                   

 

                                                                 Thu Hương

                                                    (Trung tâm TTGDSK tỉnh)

 

 

 

 

 

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục