(HBĐT) - Được xây dựng đã lâu, qua hàng chục năm đưa vào sử dụng, đến nay, Trạm y tế xã Phú Lương (Lạc Sơn) xuống cấp nghiêm trọng. Thêm nữa, với vị trí nằm trong khuôn viên trụ sở UBND xã đã gây ra khó khăn trong công tác khám, chữa bệnh cũng như ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động chuyên môn của UBND.

 

  Cánh cửa bị hư hỏng, tường nhà nứt nẻ, hoen ố vì ngấm nước mưa là thực trạng tồn tại nhiều năm qua ở Trạm y tế xã Phú Lương (Lạc Sơn).

Trạm y tế xã Phú Lương gồm 2 dãy nhà, 8 phòng làm việc, trong đó, 1 dãy nhà được xây dựng từ đầu những năm 1980, dãy nhà còn lại cũng đã có tuổi thọ trên 15 năm. Trạm được xây dựng trên diện tích 650 m2, nằm trọn trong khuôn viên của UBND xã, ngay trước Trung tâm học tập cộng đồng. Với đặc thù là xã vùng sâu thuộc vùng 135, dân số khá đông (trên 7.000 người) nên nhu cầu khám, chữa bệnh của bà con lớn. Thế nhưng, với cơ sở hạ tầng xập xệ như hiện nay đã gây nhiều khó khăn đến hoạt động chuyên môn của trạm.

Theo quan sát của chúng tôi, cả 2 dãy nhà hiện đã xuống cấp, nhất là dãy nhà được xây dựng từ đầu những năm 1980, tường bị nứt nẻ, bong, tróc, loang lổ những vết mốc, cánh cửa sổ bị hỏng bản lề. Dãy nhà này có một phòng để bệnh nhân đến khám và có thể nằm lại trong ngày để điều trị, tuy nhiên, các trang thiết bị đều rất cũ kỹ. ông Bùi Văn Sứ, người dân xóm Rảy chia sẻ: “Tôi và người nhà thường xuyên đến trạm để khám, tiêm. Hiện nay, cơ sở hạ tầng của trạm xuống cấp quá nên dù muốn nằm lại nội trú để cán bộ trạm tiêm, chuyền cũng e ngại. Nhiều hôm mưa to nước hắt vào ướt hết sàn, người dân rất mong các cấp có thẩm quyền quan tâm, xây dựng trạm mới đảm bảo hơn”.

 

Đỡ xập xệ hơn nhưng các hạng mục của dãy nhà được xây dựng đầu năm 2000 cũng đã xuống cấp. Nền nhà bị sụt lún, lớp vôi trên tường bị bong tróc, đặc biệt, một đoạn tường bằng bê tông trên mái nhà, dài khoảng 1, 5 mét đã bị đổ. ông Bùi Văn Mười, Trạm trưởng trạm y tế xã Phú Lương cho biết: Dù cơ sở hạ tầng xuống cấp nhưng mỗi năm, trạm có bình quân khoảng 4.000 lượt bệnh nhân đến khám, chữa bệnh. Với trên 7.000 dân, hàng năm, Phú Lương có khoảng 150 ca đẻ, do đời sống còn nhiều khó khăn, lại cách xa Bệnh viện Đa khoa huyện nên 70% trong số này chọn đẻ tại trạm y tế xã.

 

 “Cao điểm nhất, có tháng chúng tôi đỡ 25 ca, có những hôm 3 ca cùng sinh vào rạng sáng nên phải thức trắng. Nhu cầu được sinh nở của bà con tại trạm rất lớn nhưng phòng sản lại không đảm bảo những tiêu chuẩn về vệ sinh, diệt khuẩn”, ông Mười trăn trở. Theo ông Mười, ngoài những khó khăn về cơ sở vật chất, trang thiết bị còn thiếu thì trình độ chuyên môn của cán bộ, nhân viên của trạm vẫn còn hạn chế. Hiện nay, trạm chưa có bác sỹ với 8 cán bộ, nhân viên, trong đó có 3 y sỹ, 2 điều dưỡng, 1 hộ sinh, 1 dược sỹ và 1 dược tá.

 

Trao đổi với đồng chí Bùi Văn Vót, Chủ tịch UBND xã Phú Lương về vấn đề này, chúng tôi ghi nhận được nhiều câu chuyện dở khóc, dở cười khi “cán bộ vừa họp, vừa nghe tiếng trẻ con khóc”. Đồng chí Chủ tịch UBND xã cho biết: Trong tháng 5 vừa qua, cấp trên đã về khảo sát, thiết kế và chọn khu đất ở Đồng Cáo (xóm Ruộng) làm địa điểm xây dựng trạm mới nhưng đến nay vẫn chưa triển khai. Chính quyền và người dân nơi đây mong muốn các cấp quan tâm, sớm xây dựng Trạm y tế đạt chuẩn để công tác khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân được đảm bảo.

 

                                                                               

                                                                         Viết Đào

 

Các tin khác


Ngăn chặn dịch sởi lây lan vì đã có 42 ca mắc và nghi mắc

Cả nước đã ghi nhận rải rác 42 trường hợp mắc bệnh sởi và sốt phát ban nghi sởi tại 13 tỉnh, thành phố.

Triển khai hoạt động phòng, chống bệnh không lây nhiễm 

Sáng 18/3, Sở Y tế tổ chức hội nghị triển khai hoạt động phòng, chống bệnh không lây nhiễm (BKLN) năm 2024. Tham dự hội nghị có đại diện các sở, ngành; lãnh đạo UBND, cán bộ phụ trách công tác y tế các huyện, thành phố.

Ra quân vận động người dân tham gia bảo hiển xã hội, bảo hiểm y tế

Ngày 16/3, hưởng ứng Tháng Thanh niên năm 2024, Đoàn Thanh niên Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam tổ chức lễ phát động ra quân chương trình "Tuổi trẻ Bưu điện Việt Nam xung kích, tiên phong trong công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế” (BHXH, BHYT). Chương trình được kết nối trực tuyến đến điểm cầu tất cả các bưu điện tỉnh, thành phố, trung tâm toàn mạng lưới Bưu điện Việt Nam.

Huyện Tân Lạc quan tâm thực hiện chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ em

Những năm qua, công tác tiêm chủng mở rộng ở huyện Tân Lạc đạt được nhiều kết quả quan trọng. Việc triển khai và thực hiện tốt chương trình tiêm chủng mở rộng đã góp phần thanh toán bệnh bại liệt; loại trừ được uốn ván sơ sinh; giảm đáng kể tỷ lệ mắc các bệnh bạch hầu, ho gà; giảm tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan B ở trẻ dưới 5 tuổi, khống chế và tiến tới loại trừ bệnh sởi; mở rộng diện bao phủ các vắc xin viêm não Nhật Bản, tả và thương hàn ở địa phương.

Cách phân biệt trẻ ho gà với ho thông thường

Gần đây, tại Hà Nội xuất hiện nhiều trẻ bị ho gà, có trẻ mắc bệnh khi mới 5 tuần tuổi. Trẻ ho gà có biểu hiện như thế nào? Cách phát hiện sớm ho gà, phân biệt ho gà và ho thông thường ra sao?

Báo động tình trạng trẻ hóa bệnh nhân suy thận mạn

Nếu như trước đây, tại Việt Nam, bệnh suy thận chỉ xuất hiện ở nhóm người 60 tuổi, thì hiện nay, tỷ lệ người trẻ trong độ tuổi từ 18 - 30 tuổi mắc bệnh thận đang ngày càng gia tăng, chiếm từ 20 - 30%.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục