(HBĐT) - Mỗi năm triển khai trên 10 văn bản gồm các chỉ thị, nghị quyết, quyết định, kế hoạch của các cấp để lãnh đạo, chỉ đạo UBND các xã, thị trấn thực hiện công tác quản lý về an toàn thực phẩm (ATTP); lập đường dây nóng để cập nhật thông tin, quản lý tốt về ATTP... đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật… những năm gần đây, huyện Lạc Thủy đã có thành công nhất định trong việc huy động cộng đồng chung tay vì ATTP.

 

Thành công này theo đồng chí Quách Tất Liêm, Chủ tịch UBND huyện, Trưởng BCĐ An toàn thực phẩm huyện Lạc Thủy là: đã nâng cao được nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của cả người sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng thực phẩm. Việc kiểm soát chất lượng ATTP từ “khâu sản xuất đến bàn ăn” được triển khai, thực hiện chặt, có hiệu quả.

 

Để có được mức độ an toàn về thực phẩm trên địa bàn, những năm qua, huyện coi việc đảm bảo ATTP là nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa lâu dài của cả  hệ thống trị xã hội. Theo đó, công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về ATTP luôn được triển khai sâu rộng. Việc quản lý ATTP trong SX-KD, vận chuyển, bảo quản thực phẩm tươi sống được tăng cường. Công tác kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật về ATTP được thực hiện thường xuyên, nghiêm túc.

 

Từ năm 2011-2016, Phòng Văn hóa- Thông tin, Trung tâm văn hóa - thể thao đã cắt dán 258 băng zôn, khẩu hiệu, pa nô, áp phích tuyên truyền về ATTP. Đài TT-TH huyện phát sóng gần 200 tin, bài, phóng sự phản ánh về công tác triển khai thực  hiện ATTP. Phòng Y tế phối hợp với các ngành, đoàn thể, các xã, thị trấn phát động chiến dịch truyền thông với chủ đề “ATTP vì sức khỏe cộng đồng”.  Phát 10 băng, đĩa hình, 91 băng, đĩa âm tuyên truyền về ATTP cho 15 các xã, thị trấn. Tổ chức 79 lớp tập huấn về ATTP thu hút 4.348 lượt người tham gia. MTTQ và các tổ chức chính trị- xã hội đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, giáo dục, làm cho cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của ATTP đối với đời sống xã hội, sức khỏe của con người và sự phát triển KT- XH của địa phương, đất nước. Lồng ghép triển khai nội dung “ 10 nguyên tắc vàng chế biến thực phẩm an toàn”, “5 chìa khóa vàng để có thực phẩm an toàn” trong các buổi họp thôn, xóm, KDC.

 

Hoạt động chăn nuôi, giết mổ, vận chuyển, bày bán sản phẩm động vật được kiểm soát chặt chẽ. Từ tháng 12/2015, huyện duy trì thường xuyên 2 chốt kiểm dịch động vật. Riêng trong năm 2016 kiểm dịch được 32.855 con lợn và gia cầm; 70.600 quả trứng. Các xã, thị trấn đều thực hiện việc ký cam kết không sử dụng chất cấm trong chăn nuôi. Trong năm 2016, huyện đã phối hợp với Chi cục Chăn nuôi và thú y tỉnh, Phòng An ninh kinh tế (Công an tỉnh) lấy mẫu test kit Salbutamol và Clebuteroi tại 3 trang trại lợn trên địa bàn xã Phú Thành nhưng chưa phát hiện có sử dụng chất cấm trong  chăn nuôi và giết mổ.

 

Để đảm bảo ATTP trong lĩnh vực SX-KD, vận chuyển, bảo quản, sơ chế rau, củ, quả, huyện đã tổ chức 8 lớp tập huấn về ATVSTP cho các hộ kinh doanh và người tiêu dùng. Đồng thời mở rộng diện tích trồng rau an toàn trên địa bàn. Hiện, trên toàn huyện có 4 cơ sở sản xuất rau an toàn theo dự án NTM tại các xã : Phú Lão, Đồng Tâm, Yên Bồng, Lạc Long với tổng diện tích 6 ha, 1 cơ sở sản xuất măng tây tại xã Cố Nghĩa với diện tích 4 ha.

 

Để quản lý tốt về ATTP, việc kiểm tra, xử lý vi phạm về ATTP luôn được chú trọng. Từ năm 2011-2016, huyện đã thành lập 248 đoàn kiểm tra, trong đó, 240 đoàn liên ngành, 8 đoàn chuyên ngành kiểm tra 735 cơ sở, hộ SX-KD thực phẩm. Qua kiểm tra có 563 cơ sở kinh doanh đạt yêu cầu, chiếm tỷ lệ 76,6%. Phát hiện 172 cơ sở vi phạm, phạt tiền 108 cơ sở với số tiền trên 66 triệu đồng, phạt cảnh cáo 64 cơ sở, tịch thu hàng hóa trị giá 1,2 triệu đồng.

            

                                                                         Thúy Hằng

 

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục