Trung Quốc đang phải đối mặt với dịch cúm gia cầm tồi tệ nhất kể từ khi loại vi rút H7N9 được phát hiện vào năm 2013. Nhiều chuyên gia y tế nước này lo ngại tình trạng dịch bệnh lớn nhất trong 100 năm qua sẽ lan rộng và khó kiểm soát.

Trung Quốc tiêu hủy gia cầm để ứng phó với dịch bệnh.


Theo thống kê mới nhất của Trung tâm Phòng chống dịch bệnh Trung Quốc, ít nhất 192 người ở nước này được xác định nhiễm vi rút cúm A (H7N9) trong tháng 1 và 79 bệnh nhân trong số này đã tử vong, cao gấp 4 lần cùng kỳ năm ngoái. Con số lớn hơn dự báo đã khiến giá gia cầm tại các khu vực sản xuất chính trong nước xuống thấp nhất từ năm 2005. Tháng 12 năm ngoái, giá gà ở Trung Quốc vào khoảng 7 nhân dân tệ/kg (khoảng 23.000 đồng). Hiện tại, giá gà sống trung bình tại các khu vực sản xuất lớn như Sơn Đông, Hà Nam, Hà Bắc, Cam Túc, An Huy và các tỉnh Đông Bắc chỉ còn 5,28 nhân dân tệ/kg. Điều đó đã giáng đòn mạnh vào ngành chăn nuôi gia cầm tại Trung Quốc vốn đang khó khăn vì dư nguồn cung trong nước. Cổ phiếu các hãng sản xuất thịt gia cầm lớn như Fujian Sunner đã giảm 12% và Yisheng Poultry giảm 21%. 

Cho đến khi được phát hiện tại Trung Quốc vào tháng 3-2013, vi rút H7N9 chỉ xuất hiện ở các loài gia cầm. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), vi rút H7N9 cho đến nay chưa xuất hiện trong các đàn gia cầm ở ngoài Trung Quốc. Mặc dù nó dường như không dễ dàng lây truyền từ người sang người, nhưng WHO rất quan ngại về căn bệnh này vì phần lớn bệnh nhân bị nhiễm bệnh đều ở mức độ nặng. Trong thời gian từ ngày 20-12-2016 đến 16-1-2017, WHO đã xác định được tổng cộng 918 người nhiễm vi rút H7N9, trong đó 359 trường hợp đã tử vong. 

Trung tâm Phòng chống dịch bệnh Trung Quốc cho biết, phần lớn các trường hợp nhiễm vi rút H7N9 ở người được xác định là do tiếp xúc trực tiếp với gia cầm sống hay môi trường nhiễm bệnh, đặc biệt là các khu chợ buôn bán gia cầm. Trong khi đó, thời tiết và thói quen mua gia cầm sống của người dân địa phương cũng khiến dịch bệnh lây lan nhanh. Nhằm đối phó với cơn dịch, một số tỉnh như Quảng Châu, Tứ Xuyên, Hồ Nam và Chiết Giang đã đưa ra nhiều biện pháp, trong đó có tạm dừng giao dịch gia cầm sống. Tất cả chợ gia cầm được yêu cầu dọn dẹp và khử trùng hoàn toàn. Nhà chức trách Trung Quốc tin rằng, việc đóng cửa các chợ buôn bán gia cầm sẽ giúp làm chậm tốc độ lây lan của vi rút H7N9. Theo ý kiến của nhiều chuyên gia y tế, nếu người dân chỉ mua thịt gà đông lạnh, việc kiểm soát dịch bệnh sẽ dễ dàng hơn nhiều. Trong khi đó, giá trị dinh dưỡng của gà đông lạnh tương đương với gà được giết mổ tươi sống, nhưng lại ít rủi ro hơn với sức khỏe.

Tình hình cúm gia cầm tại Trung Quốc đang làm dấy lên mối lo ngại về nguy cơ lây lan dịch sang các quốc gia lân cận, vốn cũng đang chật vật ngăn chặn các chủng cúm gia cầm khác. Mới đây, Nhật Bản đã tiêu hủy 69.000 con gà tại khu vực phía Tây Nam nước này sau khi phát hiện khoảng 40 con gà chết do nhiễm một chủng cúm gia cầm nguy hiểm tại một trang trại ở thị trấn Kohoku thuộc tỉnh Saga. Kể từ tháng 11 năm ngoái, cúm gia cầm đã hoành hành tại nhiều tỉnh của Nhật Bản, trong đó có tỉnh cực Bắc Hokkaido và tỉnh Tây Nam Miyazaki. Cuối năm ngoái, Hàn Quốc cũng đã tiêu hủy gia cầm nhiễm vi rút H5N6 với số lượng kỷ lục (19,11 triệu con). Số tiền hỗ trợ các trang trại bị ảnh hưởng lên tới hơn 30 triệu USD. Còn tại Campuchia, giới chức nước này cũng vừa thông báo một đợt bùng phát vi rút cúm gia cầm H5N1 ở miền Đông Nam. Do vậy, việc khoanh vùng dịch nhằm ngăn chặn sự lan rộng và tích cực phòng ngừa tránh thiệt hại về người và kinh tế là ưu tiên cấp thiết hiện nay.

 

 

                                                            TheoHanoimoi

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục